Ca mắc sởi giảm nhanh, TP.HCM bắt đầu công bố hết dịch

Admin

Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP.HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã thuộc quận 1, 4 và huyện Củ Chi.

dịch sởi - Ảnh 1.

Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh tại Trạm y tế phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Sáng 27-3, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết tính từ tuần thứ 2 của năm 2025 đến nay, số ca bệnh hằng tuần tại TP đang có xu hướng giảm nhanh ở tất cả các lứa tuổi. 

Đặc biệt tính đến tuần 12 đã có 50 phường, xã thuộc 13 quận, huyện và TP Thủ Đức không ghi nhận ca sởi mới trong 3 tuần liên tiếp trở lên.

Sở đã thực hiện quy trình thẩm định hồ sơ và báo cáo UBND TP Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục phức tạp, thêm một trẻ tử vong

Ngày 23-5-2024, các ca sởi đầu tiên đã sớm được phát hiện sau hơn 2 năm không ghi nhận ca bệnh trên địa bàn TP.

Song song giám sát sự xuất hiện và lưu hành của vi rút sởi, Sở Y tế đã chỉ đạo HCDC phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) khai thác mẫu lưu trữ tại ngân hàng huyết thanh nhằm đánh giá miễn dịch cộng đồng.

Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi có kháng thể phòng bệnh sởi chỉ đạt 86%, trong khi để có thể bảo vệ cộng đồng trước bệnh sởi thì tỉ lệ miễn dịch cần đạt trên 95%. Sử dụng công cụ đánh giá nguy cơ dịch sởi, kết quả cho thấy TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch sởi rất cao.

Dựa trên những căn cứ khoa học này, Sở Y tế đã tham mưu UBND TP công bố dịch sởi, đồng thời chủ động triển khai kế hoạch bảo vệ trẻ có nguy cơ cao.

Ngày 27-8-2024, UBND TP ban hành quyết định công bố dịch sởi trên toàn TP. Đây là cơ sở pháp lý để TP thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát dịch sởi trên địa bàn. TP đã chủ động sử dụng ngân sách địa phương để mua vắc xin phòng chống dịch.

Ngày 31-8-2024, chỉ 3 ngày sau khi quyết định công bố dịch được ban hành, chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi đã được triển khai trên toàn TP.

Ngày 12-11-2024, TP.HCM bắt đầu triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Y tế.

Bên cạnh các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng, hoạt động chăm sóc điều trị cũng được Sở Y tế quan tâm chỉ đạo sâu sát.

Từ đầu tháng 9-2024, Sở Y tế tổ chức họp chuyên gia thống nhất chỉ định sử dụng Immunoglobulin (IVIG) trong điều trị bệnh sởi đối với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể, đưa ra các bước tiếp cận và chỉ định sử dụng IVIG.

Những nỗ lực trong công tác điều trị đã góp phần kiểm soát số ca nặng và tử vong do bệnh sởi. Trong tổng số 8.087 ca mắc của TP, có 151 ca cần hỗ trợ hô hấp, chiếm tỉ lệ 1,6%; số tử vong là 7 ca chiếm tỉ lệ 1/1000, gồm những trẻ em có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý nền nặng và không được tiêm chủng trước đó.

TP.HCM bắt đầu công bố hết dịch sởi  - Ảnh 2.Vì sao bệnh sởi kéo dài ở miền Nam?

Theo Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), tình hình bệnh sởi tại miền Nam vẫn đang có dấu hiệu tăng so với cùng kỳ. Theo quy luật bệnh sởi đang vào chu kỳ bùng phát bệnh 5 năm một lần. Các chuyên gia lo ngại về dịch nếu tỉ lệ tiêm chủng vắc xin bao phủ thấp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề