Nguy cơ đánh mất Vị thế số 1 của cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa. Xuất khẩu Robusta của Việt Nam đang chững lại, Brazil - đối thủ cạnh tranh lớn nhất - đang tăng tốc mạnh mẽ. Theo Công ty Cung ứng Quốc gia Brazil (Conab), sản lượng Robusta của nước này trong niên vụ 2025/2026 dự kiến đạt 18,7 triệu bao (60 kg/bao), tăng 27,9% so với năm trước. Công ty phân tích Safras & Mercado dự báo mức sản lượng có thể đạt tới 25-26 triệu bao, nhờ mở rộng diện tích và ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại. Trong khi đó, sản lượng Robusta của Việt Nam trong niên vụ 2024/2025 được Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo đạt khoảng 26,5 triệu bao và có thể tiếp tục suy giảm. “Nếu đà này tiếp diễn, chỉ trong 2 - 3 năm tới, Brazil hoàn toàn có thể vượt Việt Nam về sản lượng Robusta”, ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột - nhận định. Cách nào cà phê phát triển bền vững? Kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều hằng năm nhưng không thể phủ nhận sản lượng cà phê nước ta đang liên tiếp sụt giảm. Để phát triển ngành hàng bền vững không thể không bàn đến việc duy trì và nâng cao sản lượng cà phê Việt Nam. Tính đến niên vụ 2023-2024, tổng diện tích cà phê của Việt Nam ước đạt khoảng hơn 709.040 ha. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành cho rằng, diện tích thực tế có thể thấp hơn khoảng 600.000 ha, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Theo VICOFA, để nâng cao sản lượng cà phê, cần ưu tiên tái canh và cải tạo giống, nhằm chuyển đổi sang các giống cà phê năng suất cao, chất lượng tốt và kháng sâu bệnh. Việc này không chỉ giúp nâng cao sản lượng mà còn giảm chi phí đầu vào, phù hợp với yêu cầu của các thị trường khó tính. Người trồng cà phê cần phát triển mô hình canh tác bền vững và hữu cơ cũng góp phần ổn định năng suất lâu dài, đồng thời nâng giá bán nhờ đạt các chứng nhận quốc tế. Ứng dụng công nghệ số, như truy xuất nguồn gốc bằng blockchain, QR code và sổ tay điện tử cho nông dân, sẽ nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý sản xuất. Việt Nam có đủ tiềm lực để tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu, nhưng cần một cuộc cải tổ toàn diện về tư duy và chiến lược, từ người nông dân đến doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Bằng không, ngôi vương cà phê Robusta - từng là niềm tự hào của nông sản Việt - rất có thể sẽ đổi chủ.
Cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa
Admin
09:00 21/05/2025
TPO - Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
Thủ phủ cà phê Việt Nam trước áp lực 'hàng rào' thuế quan Mỹ