Các quy định nào sẽ có hiệu lực từ 14-2?

Admin

Dưới đây là các quy định mới có hiệu lực từ ngày 14-2 liên quan đến dạy thêm học thêm, tuyển sinh, kinh doanh bảo hiểm...

Các chính sách sẽ có hiệu lực từ 14-2 - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT số 1 Bắc Hà (Lào Cai) tham gia lớp ôn thi tốt nghiệp năm 2024 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh

Quy định nêu trên tại thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm, Các chính sách nào sẽ có hiệu lực từ 14-2? - Ảnh 2.Ủng hộ cấm giáo viên dạy thêm tại nhà, nhưng mới chỉ giải quyết phần ngọn?ĐỌC NGAY

Với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm.

Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm.

Danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo mẫu).

Thi vào lớp 10 gồm văn, toán và môn tự chọn

Thông tư 30/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT có hiệu lực từ ngày 14-2.

Các tỉnh có thể chọn thi tuyển, xét tuyển vào lớp 10 hoặc kết hợp. Riêng với thi tuyển, kỳ thi gồm toán, văn và môn thứ ba (hoặc bài thi tổ hợp).

Môn thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn từ các môn được đánh giá bằng điểm số, gồm: ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, công nghệ, tin học. Các tỉnh, thành không chọn một môn quá ba năm liên tiếp.

Hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả

Thông tư 58/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng có hiệu lực từ ngày 14-2.

Khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, sở giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm thu giữ và lập biên bản theo mẫu.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc sở giao dịch để giám định…

Không tư vấn rõ ràng, người bán bảo hiểm có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Nghị định 174/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ ngày 15-2) quy định mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm tối đa 100 triệu đồng, với tổ chức tối đa 200 triệu đồng.

Người bán bảo hiểm không tư vấn rõ ràng nội dung hợp đồng bảo hiểm có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng.

Hành vi quảng cáo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không theo quy định pháp luật bị phạt 80-100 triệu đồng.

Các chính sách nào sẽ có hiệu lực từ 14-2? - Ảnh 3.Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập.