Bãi biển Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An |
Hình ảnh bờ biển Cẩm An sạt lở nghiêm trọng. |
Trước tình trạng sạt lở, người dân và chính quyền đã phải thực hiện nhiều giải pháp khắc phục, tuy nhiên chưa thể giải quyết dứt điểm. Sạt lở khoét sâu vào bên trong bờ biển, đe dọa tài sản của người dân sống tại khu vực này và các công trình, hạ tầng.
BIển 'ngoạm' sâu vào đất liền từ vài mét đến hàng chục mét. |
Bờ biển Hội An có chiều dài khoảng 7,5km với nhiều bãi tắm, trong đó Cửa Đại được công nhận là bãi biển đẹp nhất châu Á. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tại khu vực này, tình trạng sạt lở,
Nhiều công trình, nhà cửa trước nguy cơ bị cuốn trôi.
Địa phương triển khai nhiều giải pháp công trình như xây dựng kè cứng, kè mềm, kè ngầm cản sóng… với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng đã đổ vào đây nhưng trước sự tàn phá của thiên nhiên, nhiều nơi vẫn tiếp tục bị sạt lở. Nỗi lo lắng, bất an của người dân vẫn thường trực mỗi mùa mưa bão.
Chính quyền và người dân tìm nhiều cách khắc phục và ứng phó nhưng tình trạng sạt lở vẫn không ngừng diễn ra. |
Mới đây, tỉnh Quảng Nam đã phải
Sạt lở tiến sâu sát dãy hàng quán.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam giao thành phố Hội An thực hiện biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Địa phương tổ chức cắm biển, căng dây cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm, chủ động lên phương án bố trí lực lượng canh gác, không cho người dân, du khách đi vào khu vực nguy hiểm; tăng cường thông tin để người dân, du khách biết về diễn biến sạt lở, nguyên nhân sạt lở và chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu ngành chức năng thành phố Hội An chủ động các phương án để kịp thời sơ tán người dân, du khách khi có tình huống xảy ra. |
Thành phố Hội An theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, diễn biến sạt lở; chủ động các phương án để kịp thời sơ tán người dân, du khách khi có tình huống xảy ra và các biện pháp để xử lý kịp thời sạt lở, báo cáo về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.