Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI

Admin

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, một cựu quan chức ngành Công Thương cho biết, nhìn vào chênh lệch thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong 3 năm qua có thể dễ dàng nhận thấy các mặt hàng xuất khẩu chính đóng góp vào cán cân thương mại của Việt Nam hiện chủ yếu nằm ở trong tay các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.

Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI ảnh 1
Bộ trưởng Công Thương thăm, làm việc tại một doanh nghiệp may. Ảnh: Nguyễn Bằng

Theo vị cựu lãnh đạo ngành công thương, 6 nhóm ngành có mức độ gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ lớn hiện nay là nhóm điện tử với các thiết bị điện tử và linh kiện (riêng năm 2022, nhóm hàng này đạt 38,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ); Máy móc và thiết bị cơ khí; Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan; dệt may, giày dép và nông sản (bao gồm các mặt hàng như cà phê, hạt điều và thủy sản).

Theo vị này, nhìn vào số liệu xuất khẩu của các Doanh nghiệp lo ứng phó với việc bị áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Ảnh: Nguyễn Bằng

Doanh nghiệp cần tầm nhìn xa

Đánh giá về tác động của hàng rào thuế quan thương mại mới, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, tại thời điểm hiện nay, thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa đơn phương. Nếu như toàn cầu hóa và khu vực hóa đều hướng tới thương mại tự do hơn giữa các nền kinh tế thì chủ nghĩa đơn phương đi ngược lại xu hướng trên. Thay vì mở cửa, giảm bớt rào cản thì phương châm của chủ nghĩa này là dựng thêm các hàng rào, đánh thuế cao hàng hóa nhập khẩu. Theo ông Hải, thực ra, chủ nghĩa đơn phương không có gì mới. Rất nhiều năm trước đây, trước khi GATT ra đời thì hoạt động thương mại quốc tế vẫn vấp phải các loại hàng rào khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và một số biện pháp phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch. Việt Nam cũng đã làm quen với các biện pháp này thông qua các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với cá tra, cá basa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, giày thể thao nhập khẩu vào EU. Tính đến cuối năm 2024, đã có khoảng 273 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tại 25 thị trường. Đây đều là những thị trường chủ lực của hàng hóa xuất khẩu, bao gồm cả những thị trường có hiệp định thương mại tự do.

Theo một cựu lãnh đạo ngành công thương, ngoài đóng góp về tạo việc làm, điều đáng lo của những năm gần đây chính là sự dịch chuyển sản xuất của nhiều doanh nghiệp FDI sang Việt Nam nhằm mục đích né thuế. Ngành dệt may, da giày, điện tử và đồ gỗ, thuỷ sản chứng kiến nhiều nhất sự dịch chuyển này.

Về việc Tổng thống Donald Trump sử dụng thuế quan như một trong những công cụ chính nhằm định hình lại chính sách kinh tế và đối ngoại với các nước, ông Hải cho rằng, việc tăng thuế nhập khẩu không có gì khác ngoài mục tiêu tăng thu thuế cho ngân sách, giảm thâm hụt thương mại. Nhưng quan trọng hơn là Tổng thống Hoa Kỳ muốn gửi thông điệp để các nước liên quan điều chỉnh chính sách theo yêu cầu của Nhà Trắng, và để doanh nghiệp đang đầu tư ở các nước đem tiền trở lại đầu tư ở Hoa Kỳ, qua đó hy vọng đem lại việc làm và thịnh vượng. Với doanh nghiệp lúc này, cần có tầm nhìn xa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, minh bạch về quá trình sản xuất cũng như chủ động tìm các thị trường ngách, thị trường mới, chuẩn bị cho các kịch bản khác để có sự chủ động.

Lý do vốn FDI 'chảy' vào Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp
Lý do vốn FDI 'chảy' vào Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp
Định vị sức mạnh Việt Nam: Mặt sau của 'tấm huy chương' FDI
Định vị sức mạnh Việt Nam: Mặt sau của 'tấm huy chương' FDI