Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, chủ tịch Hội Đông y Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết
Cây bầu đất: Rau ngon, dược liệu quý chữa bệnh
Không chỉ là một loại rau bổ và mát trong bữa cơm gia đình, cây bầu đất còn được sử dụng như một vị thuốc chữa nhiều bệnh lý.
Gỏi bầu đất là món ăn mát bổ được ưa chuộng - Ảnh minh họa
Một số bài thuốc thường dùng- Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: 15-20g lá bầu đất tươi hoặc 10g lá khô. Lá tươi rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát, vắt lấy nước uống. Lá khô sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa trong 10-15 phút, uống trong ngày.
Công dụng: Giúp ổn định đường huyết, kích thích tuyến tụy hoạt động tốt hơn. Nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 đã dùng thay thế thuốc hỗ trợ điều trị.
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan: 30g lá bầu đất tươi, 20g rau má, 10g nhân trần. Tất cả nguyên liệu rửa sạch, sắc với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể dùng lá bầu đất tươi làm rau ăn trong các bữa cơm để tăng hiệu quả thanh nhiệt. Loại bỏ độc tố qua gan và thận. Hỗ trợ điều trị nóng trong, mụn nhọt, viêm da do cơ thể tích nhiệt.
- Chữa mụn nhọt, lở loét, nhiễm trùng ngoài da: 5-7 lá bầu đất tươi. Rửa sạch lá, giã nát, trộn với một ít muối sạch. Đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt hoặc lở loét. Đắp 1-2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút, đến khi giảm sưng đau. Công dụng: kháng khuẩn, giảm viêm tại chỗ, làm khô và lành vết thương nhanh chóng.
- Hỗ trợ điều trị huyết áp cao: 20g lá bầu đất khô. Sắc lá khô với 800ml nước, cô cạn còn 400ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 2-3 tuần, kết hợp chế độ ăn ít muối.
Công dụng: Giúp giảm huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu. Làm dịu hệ thần kinh, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi.
- Giảm đau nhức xương khớp, phong thấp: 10 lá bầu đất tươi, 1 chén rượu trắng (loại rượu 30-40 độ). Lá bầu đất rửa sạch, giã nát, ngâm với rượu trong 5-7 phút.
Lấy hỗn hợp này xoa bóp lên vùng khớp đau nhức 2-3 lần/ngày. Có thể kết hợp sắc lá uống để tăng hiệu quả từ trong ra ngoài. Công dụng: giảm đau, kháng viêm tại chỗ, tăng tuần hoàn máu.
- Chữa viêm bàng quang, khí hư ở phụ nữ: 10g lá bầu đất khô, 10g ý dĩ sao, 5g thổ tam thất. Sắc các nguyên liệu với 600ml nước, cô cạn còn 300ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 7-10 ngày.
Công dụng: Điều trị khí hư, giảm viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Chữa phụ nữ mãn kinh, bốc hỏa, mất ngủ, cáu gắt nhiều hoặc phụ nữ không ham muốn: 10g thân, rễ, lá bầu đất khô, củ tóc tiên 10g, cam thảo đất 6g. Sắc với 600ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 7-10 ngày.
Công dụng: Bổ thận âm, thanh hư nhiệt, sinh tân dịch, chỉ khát, tăng ham muốn tình dục.
- Chữa ho, viêm họng: 7-10 lá bầu đất tươi, một ít muối. Lá bầu đất rửa sạch, giã nát với muối, ngậm trong miệng và nuốt dần nước. Thực hiện 2–3 lần/ngày, liên tục trong 3–5 ngày. Làm dịu cổ họng, giảm ho, tiêu đờm.
- Bồi bổ sức khỏe và cải thiện tiêu hóa: Lá bầu đất tươi, tôm, thịt nạc hoặc cá tươi. Lá bầu đất rửa sạch, cắt nhỏ, nấu canh với tôm, thịt hoặc cá. Ăn 2-3 lần/tuần như một món rau bổ dưỡng. Công dụng: Tăng cường sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ giảm cân và kiểm soát mỡ máu: 15g lá bầu đất khô, 10g chè xanh, 1 lát gừng tươi. Sắc với 1 lít nước, uống thay trà trong ngày. Sử dụng liên tục 2-3 tuần, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh. Công dụng: Hỗ trợ giảm mỡ máu, cải thiện chuyển hóa năng lượng.
Lưu ý khi sử dụng cây bầu đất
Đối tượng không nên dùng: Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi; Người đang điều trị bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh nhân đang dùng thuốc tây y (tham khảo ý kiến bác sĩ).
Liều lượng hợp lý: Uống nước sắc hoặc trà: 15-30g lá tươi hoặc 10-15g lá khô mỗi ngày. Dùng ngoài da: Không đắp quá lâu hoặc quá nhiều, tránh gây kích ứng.
Tác dụng phụ: Có thể gây hạ đường huyết quá mức nếu lạm dụng. Một số người nhạy cảm có thể bị tiêu chảy khi dùng lá tươi.