Ngày 25/12, tại TPHCM, Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) - cho biết,
Từ 25/12, mạng xã hội phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận yêu cầu khiếu nại của người sử dụng.
Trường hợp các tài khoản livestream với mục đích thương mại thì phải thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân. Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Trong quá trình hoạt động, mạng xã hội phải thường xuyên kiểm tra, giám sát người sử dụng và tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán của Việt Nam. Đáng chú ý, Nghị định 147 quy định mạng xã hội phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận yêu cầu khiếu nại của người sử dụng.
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội, nhiều doanh nghiệp (DN) tham dự hội nghị cho biết, rất đau khổ bởi những tin xấu, độc lan truyền trên mạng.
Ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam - VWS, hoạt động trong lĩnh vực môi trường - nói rằng, DN là nạn nhân bởi tình trạng,nói xấu, xuyên tạc trên mạng xã hội. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến DN tại Việt Nam mà còn lan rộng đến công ty mẹ ở Mỹ, gây nhiều hệ lụy liên quan đến uy tín, đầu tư hợp tác…
Doanh nghiệp cho biết những tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín mà còn gây nhiều hệ lụy về đầu tư, hợp tác kinh doanh... |
“Để ngăn chặn những thông tin thất thiệt, chúng tôi buộc phải nhờ đến pháp luật. Nhưng cũng không dễ dàng, chúng tôi mất gần một năm trời để tìm bằng chứng, tìm kiếm người đứng sau mạng xã hội đó cũng vô cùng khó khăn…” - ông David Dương nói.
Công ty CP Acecook Việt Nam cũng “kêu trời” khi trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…