Do chậm cấp gạo hỗ trợ nên nhiều trường học ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) phải huy động phụ huynh, cơ sở kinh doanh cho vay, mượn gạo để có gạo nấu ăn cho học sinh bán trú.
Mục lục
Kho gạo của Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) trống trơn - Ảnh: C.TUỆ
Hai tuần nay, nhiều trường bán trú tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) phải "cầu cứu" chính quyền địa phương, huy động phụ huynh học sinh và các cơ sở kinh doanh cho mượn, vay gạo để nấu ăn cho
Sổ ghi chép số lượng gạo mà Trường THCS Khao Mang vay, mượn từ phụ huynh học sinh các lớp để sau này trả lại - Ảnh: C.TUỆ
Nhà trường mong được cấp gạo sớm
Còn tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hồ Bốn cũng trong cảnh hết gạo hỗ trợ từ ngày 8-3. Để có gạo nấu ăn cho 635 học sinh bán trú, nhà trường huy động phụ huynh học sinh đóng góp được gần 5 tấn gạo, đi vay của hộ kinh doanh bên ngoài 4 tấn gạo.
Thầy Nguyễn Xuân Trường, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hồ Bốn, cho biết như những năm trước, nhà trường chỉ dự trữ gạo đảm bảo cho các em ăn đến giữa tháng 3.
"Khi nắm được việc gạo hỗ trợ cấp phát muộn thì nhà trường đã tham mưu cho chính quyền xã Hồ Bốn vận động nguồn gạo để đảm bảo có gạo ăn cho các em đến trước ngày 10-4" - thầy Trường nói và mong muốn được cấp gạo sớm hơn, nhất là học kỳ 2 để nhà trường chủ động hơn trong việc đảm bảo gạo nấu ăn cho học sinh.
Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải mang gạo từ nhà tới cho nhà trường mượn - Ảnh: C.TUỆ
Tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải cũng gặp một số khó khăn do chậm được cấp gạo hỗ trợ.
Để đảm bảo gạo nấu ăn cho hơn 600 học sinh bán trú, hai tuần qua, nhà trường cũng phải vận động mỗi phụ huynh học sinh cho mượn từ 10 - 15kg và vay các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã.
"Việc huy động gạo chỉ đảm bảo dùng đến hết tháng 3. Chúng tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ gạo cho học sinh kịp thời hơn trong thời gian tới và các năm tiếp theo để nhà trường tổ chức tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú" - thầy Vũ Văn Mạnh, phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải, nói.
8 trường bán trú ở huyện Mù Cang Chải phải vay mượn khoảng 40 tấn gạo - Ảnh: C.TUỆ
Hầu hết các trường ở Mù Cang Chải chỉ chủ động được gạo dùng đến hết tháng 3 - Ảnh: C.TUỆ
Nếu việc giao gạo hỗ trợ càng chậm trễ càng gây khó khăn cho các trường - Ảnh: C.TUỆ
Các trường chỉ còn gạo đủ dùng hết tháng 3
Ông Vũ Anh Thủy, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, cho biết toàn huyện có 20 trường phổ thông dân tộc bán trú với gần 12.000 học sinh bán trú.
Thường việc cấp phát gạo hỗ trợ học sinh bán trú hằng năm diễn ra vào đầu tháng 3 (học kỳ 2) và tháng 10 (học kỳ 1). Nhưng năm nay, đến thời điểm này các trường chưa nhận được gạo hỗ trợ.
"UBND tỉnh Yên Bái đã có quyết định cấp định mức. Tuy nhiên, qua nắm thông tin thì Cục Dự trữ nhà nước đang đấu thầu nên đến thời điểm này chưa cấp được. Do đó một số trường bị thiếu gạo nên phải đi vay, mượn" - ông Thủy nói và cho biết qua thống kê đến ngày 19-3, có 8 trường tiểu học và THCS phải vay khoảng 40 tấn gạo từ phụ huynh học sinh và các hộ kinh doanh trên địa bàn.
Các trường còn lại chỉ còn đủ dùng trong tháng 3. Nếu chậm thêm nữa thì các trường sẽ khó khăn vì số lượng học sinh bán trú đông.
Ông Thủy cũng cho biết phòng đã tính đến phương án mượn gạo từ kho dự trữ của huyện Mù Cang Chải nếu việc cấp gạo chậm hơn theo kế hoạch dự kiến.
Trước đó, ngày 5-3, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã có công văn gửi Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn và khu vực Vĩnh Phú đề nghị giao cho các huyện, thị xã, thành phố hơn 1,9 triệu tấn gạo, thời gian giao xong trước ngày 10-4.
Nhà bán trú và lòng tốt tụ về phía núi
Giữa trùng điệp núi rừng, những người tóc bạc phơ trao gửi yêu thương đến trẻ thơ còn lắm nhọc nhằn chung niềm hạnh phúc.
Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.
Ba tôi có 5 người con, nay muốn lập di chúc chia đất cho các con và muốn thể hiện cụ thể diện tích, vị trí phần đất mỗi con sẽ được nhận trên di chúc để tránh tranh chấp sau này. Vậy giờ gia đình chúng tôi cần làm gì?
TPO - Giá nhà ở tại TPHCM hiện vẫn thuộc hàng cao nhất cả nước, trong khi cơ cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng. Nhà ở thương mại giá bình dân gần như vắng bóng, người thu nhập thấp khó có thể tiếp cận nhà ở phù hợp.
Trong lúc nhiều nơi loay hoay với việc cấm học sinh dùng điện thoại, thì thầy và trò Trường THPT Ngô Quyền ở đảo xa Phú Quý đồng lòng từ nhiều năm qua.
Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…
Một số hộ dân ở xã Sơn Mỹ, tỉnh Lâm Đồng phản ánh đến Tuổi Trẻ Online việc Nhà máy chế biến bột Imexco - Bình Thuận gây mùi hôi nồng nặc, nhất là ban đêm.
TPO - Ngày 11/7, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của ngành Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Trần Đức Thắng cho biết, Thanh tra Chính phủ đã triển khai quyết liệt "chiến dịch 90 ngày đêm" tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài, vượt cấp lên Trung ương.