Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.
Mục lục
Chế biến đồ gỗ ở Tây Ninh xuất khẩu đi Mỹ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Từ cuộc điện đàm của hai nhà lãnh đạo với những thông điệp lớn đã tạo ra những tín hiệu lạc quan nhất định cho Việt Nam.
Với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, có thể thấy hàng Việt giữ được giá cạnh tranh hay chưa vẫn còn là thách thức, nhất là các ngành dệt may, điện tử, giày dép, đồ gỗ và thủy sản, trong bối cảnh Mỹ là Nếu Mỹ áp thuế 20%, xuất khẩu nông lâm thủy sản ảnh hưởng thế nào?Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Việt Nam và Mỹ đã thống nhất tuyên bố chung về thuế đối ứngThuế đối ứng với Mỹ: Kích hoạt đầu tư nhờ ưu đãi hàng Mỹ, hàng xuất khẩu nào hưởng lợi?
Ở chiều ngược lại, trong trường hợp Việt Nam mở cửa cho hàng Mỹ sẽ mang đến lợi ích nhất định cho người tiêu dùng. Khi mở cửa cho hàng Mỹ, một số sản phẩm có thể sẽ rẻ hơn và và đa dạng hơn.
Nhưng trong trường hợp đó, doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn cần nỗ lực rất nhiều, nhất là ngành ô tô, nông nghiệp, thực phẩm chế biến.
Những hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế hơn khi nhập vào Mỹ so với hàng có yếu tố nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Về dài hạn, điều này khiến Việt Nam sẽ tính toán kiểm soát xuất xứ hàng hóa, minh bạch hơn chuỗi cung ứng, từ đó nâng uy tín hơn với các đối tác quốc tế.
Đây cũng là cơ hội để giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước khác, phát triển công nghiệp phụ trợ nội địa.
Thực tế thị trường xuất khẩu những năm qua cho thấy doanh nghiệp Việt không nên phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Việc đa dạng hóa sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Đông sẽ vất vả, từ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng khắt khe đến xây dựng hệ thống phân phối, marketing.
Nhưng về dài hạn, đây là con đường sống, lại còn giúp doanh nghiệp giảm rủi ro và nâng cao thương hiệu quốc tế.
Quan trọng hơn, một khi hai nước Việt - Mỹ đạt được thỏa thuận về thuế đối ứng, điều này mở ra cơ hội chiến lược để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ nhất, doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận công nghệ Mỹ với giá rẻ hơn, nhất là năng lượng sạch, trí tuệ nhân tạo, thiết bị sản xuất hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động.
Thứ hai, nó buộc doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cấp công nghệ, loại bỏ những mô hình lạc hậu.
Thứ ba, đây là cú hích để phát triển công nghiệp phụ trợ và tăng khả năng tự chủ nguyên liệu, tạo nền tảng sản xuất bền vững.
Để biến cơ hội này thành hiện thực, Chính phủ cần tiếp tục đàm phán với Mỹ để duy trì mức thuế thấp, sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường, giảm rào cản thương mại.
Đồng thời cần có các gói hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu - từ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cung cấp tín dụng ưu đãi, trợ cấp logistics đến giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để kích cầu tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó cần đầu tư mạnh vào công nghệ và chuỗi cung ứng, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp các khu công nghiệp công nghệ cao, thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực sản xuất chip, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo.
Hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát xuất xứ hàng hóa cũng là điều cấp thiết để tránh bị áp thêm thuế trong tương lai.
Về phía doanh nghiệp, đây là thời điểm cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đầu tư vào tự động hóa, tiết kiệm năng lượng, kinh tế tuần hoàn và xây dựng thương hiệu quốc tế.
Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng các chính sách thông thoáng, minh bạch, hiệu quả, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài, hiệu quả tại Việt Nam.
Điều quan trọng là cả Chính phủ và doanh nghiệp phải hành động nhanh, quyết liệt và có tầm nhìn dài hạn, biến thách thức thành động lực để phát triển bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Việt Nam và Mỹ đã thống nhất tuyên bố chung về thuế đối ứng
Hai đoàn đàm phán của Việt Nam và Mỹ đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng.
TPO - Indonesia yêu cầu Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) cho họ đặc quyền được cử đội xếp thứ 3 và 4 giải VĐQG tham dự Cúp C1 Đông Nam Á. Tuy nhiên AFF kiên quyết lắc đầu.
Vắc xin thế hệ mới giúp phòng 4 nhóm huyết thanh não mô cầu A, C, Y, W-135, những tác nhân gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, có thể tử vong chỉ trong vài giờ đồng hồ.
TPO - Đánh giá cao chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam, Đại tướng Songwit Nunphakdee - Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan, mong muốn trong thời gian tới, hai bên tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các nội dung hợp tác đã được thống nhất.
TPO - Tập đoàn Phúc Sơn đã lập ủy nhiệm chi tại Ngân hàng VietinBank để chuyển 768 tỷ đồng vào tài khoản của Cơ quan thi hành án dân sự Hà Nội, để nộp khắc phục hậu quả thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu.
TPO - UBND TP. Hà Nội đề xuất đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước TP. Hà Nội giai đoạn 2025- 2030 được tặng khung ảnh kỹ thuật số trị giá 3 triệu đồng. Dự kiến, số tiền chi mua tặng phẩm tặng đại biểu là 3,45 tỷ đồng.
TPO - Từ những tay đua F1 đến các ngôi sao bóng đá, bóng rổ thế giới thể thao đã phải thương tiếc nhiều người nổi tiếng mất mạng vì tai nạn thương tâm. Vụ tai nạn chết người Diogo Jota chỉ là một trong số các sự kiện khiến thế giới thể thao bàng hoàng.