Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Admin

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030.

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 1.000 giáo sư thỉnh giảng - Ảnh 1.

TS Lê Thị Anh Trâm giới thiệu Chương trình giáo sư thỉnh giảng của Đại học Quốc gia TP.HCM tại tọa đàm sáng 7-2 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Sáng 7-2, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Luật Khoa học và công nghệ sửa đổi và lấy ý kiến đóng góp về Chương trình

PGS.TS Vũ Hải Quân trao đổi với các đại biểu về Chương trình giáo sư thỉnh giảng tại tọa đàm - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, mỗi giáo sư thỉnh giảng phải dành tối thiểu 10 ngày làm việc trực tiếp tại Đại học Quốc gia TP.HCM mỗi năm; được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức đang công tác.

Đồng thời chủ động lên kế hoạch và tham gia giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến; sẵn sàng tổ chức hội thảo khoa học, đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh và hỗ trợ xây dựng các đề xuất hợp tác quốc tế cũng như hỗ trợ xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh.

"Chương trình không chỉ hướng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, mà còn góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo tại Đại học Quốc gia TP.HCM.

Các giáo sư thỉnh giảng được kỳ vọng sẽ đóng góp, xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo tài năng; truyền đạt kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và các xu hướng công nghệ mới nhất cho sinh viên, học viên sau đại học; đề xuất, xây dựng và làm đồng chủ nhiệm các chương trình nghiên cứu, các đề án nghiên cứu liên ngành, giải quyết các thách thức cấp bách của Việt Nam và khu vực.

Đặc biệt, chương trình sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa Đại học Quốc gia TP.HCM với các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trên thế giới, mở rộng cơ hội học tập và nghiên cứu cho sinh viên", ông Quân nhấn mạnh.

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 1.000 giáo sư thỉnh giảng - Ảnh 4.

GS.TS Mai Thanh Phong hoan nghênh việc Đại học Quốc gia TP.HCM triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng - Ảnh: TRẦN HUỲNH

GS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - hoan nghênh việc Chương trình giáo sư thỉnh giảng, đồng thời lưu ý về việc tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam đối với người nước ngoài khi tham gia nghiên cứu khoa học và đề nghị làm rõ những tiêu chuẩn, điều kiện làm việc của giáo sư thỉnh giảng.

Ông Nguyễn Văn Sinh - ủy viên Hội đồng liên ngành công nghệ thông tin Đại học Quốc gia TP.HCM - mong muốn giáo sư thỉnh giảng được đóng góp ý kiến và nhận phản hồi trong các hội đồng ngành và Hội đồng Giáo sư nhà nước, phù hợp với chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

Tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển giáo sư thỉnh giảng từ tháng 3-2025

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển từ tháng 3-2025 và tổ chức hội đồng xét duyệt kỹ lưỡng dựa trên tiêu chí năng lực và thành tích khoa học.

Những ứng viên đạt yêu cầu sẽ trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp hoặc trực tuyến trước khi được chính thức bổ nhiệm. Dự kiến các quyết định bổ nhiệm sẽ được công bố vào tháng 5-2025.

Với các giáo sư có thành tích đặc biệt, có mong muốn đóng góp, xây dựng, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo cho Đại học Quốc gia TP.HCM và được một nhà khoa học uy tín trong và ngoài Đại học Quốc gia TP.HCM giới thiệu, hội đồng xét duyệt sẽ đề xuất giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM xem xét, quyết định mời và bổ nhiệm mà không cần thực hiện quy trình bổ nhiệm.

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 1.000 giáo sư thỉnh giảng - Ảnh 5.7 nhà khoa học từ các đại học top 100 thế giới ‘đầu quân’ cho Đại học Quốc gia TP.HCM

Sau 3 đợt tuyển dụng đầu tiên của chương trình VNU350, đã có 7 nhà khoa học tốt nghiệp từ các đại học top 100 thế giới về làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM.