Để con người TP.HCM toàn diện nhưng có bản sắc riêng

Admin

Họa sĩ Lê Sa Long, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng, tiến sĩ Lê Hồng Phước, tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng... chia sẻ với Tuổi Trẻ quan điểm về con người TP.HCM hôm nay.

Để con người TP.HCM toàn diện nhưng có bản sắc riêng - Ảnh 1.

Các nghệ sĩ chia sẻ quan điểm về con người TP.HCM hôm nay - Ảnh: FBNV/NVCC

Trong hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, chủ tịch UBND Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng (Nhạc viện TP.HCM)

Họa sĩ Lê Sa Long: Người thành phố rộng rãi, hào sảng

Để con người TP.HCM toàn diện nhưng có bản sắc riêng - Ảnh 2.

Họa sĩ Lê Sa Long (bìa phải) nói anh chịu ơn TP nên tác phẩm luôn mang dấu ấn của Sài Gòn - TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP.HCM là vùng đất nhập cư, người dân dễ chấp nhận những phong tục tập quán các vùng miền, đó là thể hiện của sự hào sảng, hào phóng, cởi mở.

Tôi thích tính cách người thành phố, nói thẳng, nói thật, vì cái chung.

Ấm áp tình người trong bão lũ qua tranh của Lê Sa Long

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt, Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM - Ảnh: NVCC

Theo tôi, điều không chỉ người địa phương mà người dân cả nước phải thừa nhận là người dân TP.HCM có tính chủ động rất cao. 

Bên cạnh đó, họ luôn thể hiện sự năng động và sáng tạo thuộc dạng bậc nhất cả nước. Trong rất nhiều vấn đề, lĩnh vực, thành phố luôn đi đầu.

Nhìn ở khía cạnh nghệ thuật, sẽ thấy nghệ sĩ thành phố tính chủ động rất cao. Nếu không có tính cách này thì làm sao tồn tại trong môi trường đa dạng và cạnh tranh khốc liệt này. 

Họ phải nỗ lực, chủ động tìm cơ hội để giữ gìn nghề và có thể sống được với nghề.

Vì thế không nơi nào ở nước ta hoạt động sân khấu xã hội hóa mạnh như TP.HCM. Nhiều ông bà bầu đã miệt mài xây dựng thương hiệu và giữ gìn để sân khấu sáng đèn mấy chục năm qua. 

Người ta nói sân khấu cải lương giờ đang khó khăn, thậm chí có người dự đoán là nó chết nhưng bao nhiêu năm qua sàn diễn cải lương thành phố vẫn tồn tại.

Những ông bà bầu sân khấu cải lương mạnh đều phải trăn trở, phải biết nhìn nhau, học hỏi, tìm kiếm ưu thế của mình để phát huy, tồn tại. Huỳnh Long, Đại Việt, Chí Linh - Vân Hà, Sen Việt... là như thế. 

Từ đó có thể cho thấy tính cách, bản sắc của người TP.HCM đã tạo nên diện mạo sân khấu thành phố rất khác biệt trong tổng thể bản sắc của người TP.HCM nói chung.

Xây dựng người TP.HCM hiện đại, giàu bản sắc

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng ở thành phố đã có những bước thay đổi lớn, theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên sự hiện đại không nên chỉ dừng lại ở cơ sở hạ tầng, mà cần thật sự có tư duy mở biết tiếp thu cái hiện đại tiên tiến của thế giới. Phải làm sao để ứng xử của con người cũng phải hiện đại, đồng hành với sự hiện đại về cơ sở vật chất.

Đó là sự ứng xử văn minh hiện đại, phù hợp với văn minh đô thị. Như phải có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung ở nơi công cộng, tuân thủ văn hóa xếp hàng ở trung tâm thương mại hay siêu thị, biết giữ yên lặng cho không gian chung ở quán cà phê hay rạp chiếu phim, biết tự giác không hái hoa ở các công viên...

Tuyến metro số 1 vừa đi vào hoạt động, người dân thành phố nô nức đón chào. Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiện đại này cũng sẽ là tấm gương phản chiếu cho nếp sống văn minh đô thị: văn hóa xếp hàng, văn hóa giữ gìn vệ sinh chung ở trong toa tàu và các khu vực thuộc tuyến metro, văn hóa nhường ghế cho nhau hoặc cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai...

Để con người TP.HCM toàn diện nhưng có bản sắc riêng - Ảnh 2.

Tiến sĩ Lê Hồng Phước - Ảnh: NVCC

TP.HCM còn là nơi thu hút mạnh mẽ lực lượng lao động đến từ khắp nơi với đủ các dân tộc và thành phần. Mọi người đến đây chia sẻ không gian sinh tồn chung, vì thế cũng biết hỗ trợ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần "lá lành đùm lá rách" ấy được thể hiện rõ hơn trong những thời điểm khó khăn, và đã quá rõ ràng trong giai đoạn dịch COVID-19.

Những bình nước trà đá miễn phí bên lề đường của những con đường cũng là một nét văn hóa tương thân tương ái đáng yêu của người thành phố. Tinh thần ấy cần tiếp tục được giáo dục, phát huy và nhân rộng. Để làm sao thành phố ngày càng thể hiện rõ là một thành phố "văn minh, hiện đại, nghĩa tình".

TP.HCM cũng đã xác định tập trung phát triển công nghiệp văn hóa với 8 lĩnh vực gồm: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa và thời trang. Trong đó, thành phố quyết tâm trở thành thành phố điện ảnh.

Các lĩnh vực văn hóa thì Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng phát triển từ lâu, nhưng khi đi vào công nghiệp văn hóa thì lại là một câu chuyện khác, tất cả phải được tiến hành theo tinh thần công nghiệp: chuyên nghiệp hóa, quy củ, bài bản và có hệ thống.

Công nghiệp văn hóa là một khái niệm rất rộng, nhưng hiểu chung thì đó là nền công nghiệp có đối tượng khai thác là các lĩnh vực văn hóa, tức là sáng tạo để tạo ra sản phẩm văn hóa đưa vào phục vụ thị trường để sinh lợi.

Nhìn ra thế giới, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc ở châu Á hay Pháp, Ý ở châu Âu... phát triển nền công nghiệp văn hóa rất thành công. Kinh nghiệm thế giới cho thấy nền công nghiệp văn hóa của mỗi nước phải có nét riêng, phải tạo được cái riêng để có thể mang ra cạnh tranh với những cái riêng khác.

Để phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững, TP.HCM phải lấy bản sắc làm nội lực để tạo ra nét hấp dẫn riêng, lợi thế riêng, đồng thời cũng phải biết tiếp thu cái tiên tiến của thế giới để làm giàu thêm bản sắc ấy.

Tiến sĩ Lê Hồng Phước, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM

Để con người TP.HCM toàn diện nhưng có bản sắc riêng - Ảnh 7.Chủ tịch Phan Văn Mãi: Xây dựng con người TP.HCM toàn diện nhưng có bản sắc riêng

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu xây dựng và phát triển con người thành phố toàn diện nhưng có bản sắc riêng, năng động, sáng tạo, hào sảng, nghĩa tình, tiên phong, cởi mở, hội nhập, hiện đại…; đẩy lùi suy nghĩ bảo thủ, tiêu cực.