Đề xuất 2 phương án hưởng lương hưu từ ngày 1/7

Admin

TPO - Bộ Nội vụ đề xuất 2 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 1/7, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực.

2 phương án thế nào?

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm

Bộ Nội vụ đề xuất 2 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 1/7. Ảnh minh họa.

Đối với 2 phương án nêu trên, Bộ Nội vụ đưa ví dụ dẫn chứng, ông H sinh ngày 02/9/1965, tham gia BHXH tự nguyện, tại thời điểm tháng 8/2025 ông H đăng ký phương thức đóng một lần cho 3 năm về sau và đã đóng cho giai đoạn từ tháng 8/2025 đến tháng 7/2028.

Đến tháng 6/2027 ông H đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có yêu cầu hưởng lương hưu, thì thời điểm xét điều kiện về thời gian đóng BHXH để giải quyết chế độ hưu trí đối với ông H là thời gian đóng tính đến tháng 7/2028.

Được biết, điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 98 của Luật BHXH 2024. Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.

Cách tính lương hưu từ ngày 1/7

Theo Điều 99 và Điều 104 Luật BHXH 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau đây:

Mức lương hưu hằng tháng = (tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH).

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau: Đối với nữ, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%; đối với nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động có thể ‘mất trắng’ lương hưu và loạt chế độ
Tình hình chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội sau sắp xếp bộ máy
Vì sao lùi lịch trả lương hưu, trợ cấp tháng 3?
Vì sao lùi lịch trả lương hưu, trợ cấp tháng 3?