Luật sư Trương Thị Hòa, Hội đồng Tư vấn về Dân chủ – Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM cho rằng, lực lượng tham gia
Luật sư Trương Thị Hòa trao đổi tại buổi góp ý. Ảnh: Ngô Tùng
“Mong rằng càng có nhiều đơn vị, cá nhân tham gia lực lượng này càng tốt, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, chủ trương của Nhà nước ta về ngoại giao, đảm bảo an toàn cho lực lượng ta khi tham gia”, bà Hòa nói và nhấn mạnh, hoạt động tham gia GGHB cần làm nổi bật được tinh thần, ý nghĩa, hào khí khi tham gia lực lượng này.
Đại diện Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho rằng, dự luật có bổ sung thêm lực lượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, chuyên gia dân sự không thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được cử tham gia. Mặt khác cũng cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm an toàn cho lực lượng dân sự thông qua trang thiết bị bảo hộ cá nhân, phương tiện thông tin liên lạc khi làm nhiệm vụ tại các khu vực xung đột.
Đồng thời cũng cần làm rõ quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dụng phù hợp với nhiệm vụ được giao và theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc và các chính sách hỗ trợ đặc biệt tương tự như đối với lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ GGHB.
![]() |
Việc ban hành dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB. Ảnh: Ngô Tùng |
Cũng theo vị đại diện, đây cũng là lực lượng mới được bổ sung và cần thiết được tăng cường trong chiến lược hỗ trợ tại các khu vực tái thiết hòa bình và xây dựng lại đất nước sau xung đột. Tuy nhiên, việc tham gia vào lực lượng GGHB là nhiệm vụ quan trọng cần được rà soát kỹ lưỡng và cụ thể nên cần phải có sự phối hợp và xem xét quyết định một cách chặt chẽ của Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ những quy định của LHQ trong việc cử