Ngày 20/4, tại hội thảo khoa học với chủ đề “Phòng chống
Hội thảo khoa học với chủ đề “Phòng chống đột quỵ – Từ lý thuyết đến thực tế hành động” do báo Tiền Phong tổ chức thu hút các chuyên gia y tế hàng đầu tham gia (ảnh: Phạm Nguyễn)
Đáng nói hơn, đột quỵ không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội. Nhiều doanh nhân trẻ, người nổi tiếng, thậm chí cả vận động viên thể thao đã bất ngờ gục ngã vì đột quỵ khi chưa kịp nhận biết triệu chứng hoặc xử trí đúng cách. Đây không phải là vấn đề số phận mà là hệ quả tất yếu từ lối sống thiếu khoa học, chủ quan với các yếu tố nguy cơ và đặc biệt là thiếu kiến thức cộng đồng về đột quỵ.
Có 3 dấu hiệu nhận biết đột quỵ gồm: mặt méo; yếu/liệt tay chân, nói khó. Hậu quả sau đột quỵ: 30% để lại di chứng nhẹ, độc lập; 40% để lại di chứng trung bình, tàn phế, phụ thuộc một phần; 30% tàn phế nặng, phụ thuộc, sống thực vật, tử vong.
Nan giải “giờ vàng”
“Giờ vàng” là yếu tố sống còn, có vai trò cực kỳ quan trọng. Mỗi phút trôi qua trong cơn đột quỵ, người bệnh có thể mất 2 triệu tế bào thần kinh. Trong khoảng thời gian 3–6 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến cơ sở y tế chuyên sâu và điều trị kịp thời bằng thuốc tiêu sợi huyết (IV rTPA) hoặc can thiệp nội mạch lấy huyết khối thì khả năng phục hồi hoàn toàn có thể lên đến 90%.
![]() |
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM, thành viên Hội Can thiệp Thần kinh Thế giới, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ (ảnh: Duy Anh) |
Mới đây, một
TS.BS. Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhân bị đột quỵ
TS.BS Trần Chí Cường cũng đề xuất cần thực thi nghiêm túc các chính sách quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia và an toàn vệ sinh thực phẩm – những nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhiều bệnh không lây nhiễm khác.
Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ hiện là một trong những cơ sở y tế hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong điều trị đột quỵ, với nhiều trang thiết bị hiện đại như: robot can thiệp mạch vành đầu tiên ở Đông Nam Á tại S.I.S Cần Thơ; Robot Corindus – PCI; Hệ thống MRI 3 Tesla – chẩn đoán hình ảnh cao cấp; Hệ thống định vị não 3D (Brainlab) hỗ trợ phẫu thuật thần kinh; Phẫu thuật Hybrid – kết hợp can thiệp và phẫu thuật; AI định vị không gian trong mổ thần kinh; chăm sóc sức khỏe thời kỳ 4.0 tại S.I.S Cần Thơ.
Nhờ chất lượng điều trị và quy trình chuẩn hóa, S.I.S Cần Thơ đã 10 lần liên tiếp đạt tiêu chuẩn “Kim Cương” trong điều trị đột quỵ cấp, do Hội Đột quỵ Thế giới (WSO) công nhận. Đây là thành quả của việc đầu tư đồng bộ từ con người, công nghệ đến quy trình chuyên môn.
TS.BS Trần Chí Cường khẳng định, Việt Nam đủ khả năng điều trị đột quỵ theo chuẩn quốc tế. Thông qua mô hình thành công tại S.I.S Cần Thơ, có thể thấy Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng đạt chuẩn quốc tế trong điều trị đột quỵ – từ chẩn đoán sớm, cấp cứu, điều trị đặc hiệu đến phục hồi chức năng. Vấn đề không nằm ở việc thiếu năng lực mà cần đồng bộ hóa hệ thống y tế, tăng cường truyền thông và thay đổi nhận thức cộng đồng.
Sau 5 năm hoạt động , Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ đã phục vụ hơn 1 triệu lượt bệnh nhân, cấp cứu hơn 50.000 lượt bệnh nhân, trong đó cấp cứu đột quỵ gần 26.000 lượt (chiếm hơn 50%); Tỷ lệ giờ vàng tăng từ 13% (2019) lên 22%; hơn 20.000 lượt phẫu thuật và can thiệp DSA đã được thực hiện.
Bên cạnh đó, Quỹ từ thiện bệnh nhân nghèo bị đột quỵ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã hỗ trợ gần 15 tỷ đồng cho hơn 1.300 bệnh nhân. S.I.S Cần Thơ đã tiếp nhận, điều trị đột quỵ - bệnh mạch máu não cho hàng trăm bệnh nhân quốc tế đến từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Campuchia, Lào, Singapore, Malaysia... Bệnh viện cũng đào tạo kỹ năng cấp cứu can thiệp đột quỵ cho hàng trăm bác sĩ trong và ngoài nước; thực hiện hàng chục công trình nghiên cứu, đề tài khoa học giá trị được công bố.

