Ghi nhận ca bệnh 'giun rồng' ở Việt Nam, loại giun dài đến hàng mét

Admin

Loại giun rồng chỉ thấy ở bệnh nhân 4 nước tại châu Phi, nhưng từ 2020 đến nay ghi nhận tới 24 ca tại 5 tỉnh của Việt Nam.

giun rồng - Ảnh 1.

Một "giun rồng" được lấy ra tại Việt Nam, các chuyên gia WHO cho rằng đây là loài mới - Ảnh: BSCC

Theo PGS.TS Đỗ Trung Dũng - trưởng khoa ký sinh trùng, Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng trung ương - trong số 5 tỉnh, thành đã ghi nhận ca bệnh thì Yên Bái nhiều nhất với 11 ca, Phú Thọ 8 ca, Thanh Hóa 2 ca, Hòa Bình 1 ca và Lào Cai 2 ca, ca phát hiện gần nhất là tháng 8-2024, tất cả bệnh nhân đều là nam.

Theo PGS Dũng, loại "giun rồng" này có thể dài đến hàng mét, trước đây chỉ thấy ở 4 nước châu Phi có điều kiện môi trường kém. Năm 1998 Việt Nam từng được Tổ chức Y tế thế giới chứng nhận không phát hiện bệnh "giun rồng", nhưng đến năm 2020 thì bất ngờ phát hiện bệnh nhân đầu tiên.

Ngày 1-4, PGS Dũng và các chuyên gia cũng có buổi trao đổi với chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về căn bệnh này. Theo đó, chuyên gia WHO khuyến cáo Viêt Nam giám sát bệnh và định loài vì có thể đây là loài "giun rồng" mới không giống loài đã gặp ở người bệnh châu Phi.

PGS Dũng cũng cho hay bệnh lý do "giun rồng" này không có thuốc điều trị, không có vắc xin, người nhiễm bệnh phải đợi đến khi "giun rồng" chui ra khỏi da thông qua các vết sứt hoặc vết phồng rộp trên da. 

Khi "giun rồng" chui ra thì người bệnh/cơ quan y tế sẽ quấn bằng cách cẩn thận để giun không bị đứt và lấy ra dần dần, có trường hợp phải trên 1 ngày giun mới chui ra khỏi da hoàn toàn.

Ngoài cách này thì hoàn toàn không nên phẫu thuật hoặc làm đứt "giun rồng", do khi đứt có thể có hàng triệu ấu trùng "giun rồng" giải phóng vào vùng da thịt người bệnh, có thể gây nhiễm tiếp hoặc gây phản ứng viêm rất mạnh - PGS Dũng cho biết thực tế đã có người bệnh gặp tình huống này.

Trường hợp "giun rồng" không chui ra qua da, có thể giun tự thoái hóa hoặc chui vào các khớp, gây bệnh lý ở đây. Từ khi nhiễm đến khi có triệu chứng thông thường từ 11-12 tháng. Thói quen ăn thịt động vật như rắn, ếch chưa nấu chín, uống nước lã có nhiễm ấu trùng là căn nguyên gây bệnh lý này. 

Bất ngờ 5 tỉnh của bệnh nhân có bệnh nhân 'giun rồng', loại giun dài hàng mét có thế là loài mới - Ảnh 2.2 con giun đũa dài 25cm đâm thủng ruột non người phụ nữ

Người phụ nữ ở Ninh Thuận bị cặp giun đũa dài 25cm đục thủng ruột non, gây tràn dịch ổ bụng dẫn đến nhiễm độc và nhiễm khuẩn nghiêm trọng.


Đọc tiếp Về trang Chủ đề