Hà Nam, hòn đảo rộng khoảng 60 cây số vuông với 7 vạn dân mà có hơn 130 di tích, trong đó có đến 32 di tích được xếp hạng cấp quốc gia với đủ thiết chế của làng Việt: đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ...
Mục lục
Cụ Thượng được con cháu rước bằng võng điều - Ảnh: báo Quảng Ninh
Đi vào đường làng, ngõ xóm nào cũng gặp di tích. Lễ hội rộn ràng quanh năm và tập trung nhiều nhất vào tháng giêng. Đặc sắc nhất là lễ hội Tiên Công và tục mừng thọ với đám rước người rất độc đáo.
Tết ở đảo Hà Nam từ đầu tháng chạp
Chúng tôi đến Hà Nam khi tháng chạp chưa chạm ngõ, những mâm bánh chưng - giầy - gio bày bán hai bên con đường đi vào đình Cốc đã khiến làng quê nơi này ngào ngạt hương vị Tết.
Nhắc đến chuyện Tết, lão nhà văn 75 tuổi "người kể chuyện Hà Nam" Dương Phượng Toại liền hào hứng ngay: "Tết ở đảo Hà Nam bắt đầu từ đầu tháng chạp các bạn ạ!".
Nếu bạn đến đây vào sáng mùng 2 tháng chạp sẽ thấy các gia đình khăn áo chỉnh tề, đầu đội mâm cỗ cùng nhau đến nhà thờ các dòng họ. Đó là lễ chạp tổ hay còn gọi là "chạp họ" của người đảo Hà Nam.
Vào ngày này, các gia đình đều sắm một mâm cỗ mang đến nhà thờ dòng họ để tạ ơn và mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Đảo Hà Nam có 28 nhà thờ dòng họ thì có đến 21 nhà thờ họ được công nhận là di tích
Sáng mùng 7 tháng giêng, ngày chính của lễ hội Tiên Công. Các gia đình bắt đầu rước cụ Thượng lên miếu để làm lễ tế Tiên Công. Đi đầu đám rước là hai hàng cờ ngũ phương dẫn đường. Tiếp đó là đội lân rồng vừa đi vừa múa. Ba chú tễu cầm gậy và quạt đi cùng để dẹp đường.
Hai hàng thiếu nữ xinh đẹp tay cầm bát bửu. Phường nhạc bát âm hòa tấu những bản nhạc lễ với đàn - sáo - kèn réo rắt và âm thanh vang động của trống - thanh la - não bạt. Các con cháu gái đội những mâm lễ vật với đủ cau - trầu - rượu, xôi - gà - lợn, bánh trái, hoa quả. Mâm ngũ quả hình con long mã được kết bằng các loại hoa quả lá rất công phu.
Đi giữa đám rước là án gian có hình chữ Thọ lớn (đại tự) màu vàng kết bằng hoa lá rực rỡ. Đi sau án gian chữ Thọ là chiếc võng điều rước cụ Thượng cùng hai chiếc lọng che, hai hàng phương trượng và các tiểu đồng cầm cơi trầu, điếu bát. Đi sau là hàng dài con cháu, họ hàng, làng xóm cùng rước cụ Thượng ra miếu Tiên Công.
Cờ ngũ phương xanh đỏ vàng tím trắng bay phấp phới. Tiếng trống, tiếng kèn rộn ràng, thanh la não bạt khua vang. Nam thanh nữ tú quần là áo lượt cười tươi như hoa. Nhìn xuống làng La, nhìn qua làng Đông, nhìn về làng Cốc… đâu đâu cũng rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu. Đúng giờ ngọ (11h trưa) thì các đám rước đều có mặt ở miếu để bắt đầu lễ tế các vị Tiên Công.
Ông Toại kể đã từng có một đám rước tập thể 14 cụ Thượng cùng họ Ngô ở làng Phong Cốc hồi năm 1995. Đám rước kéo dài hơn 1 cây số, gọi là lớn chưa từng có. Năm ngoái 2024, kỷ niệm 590 năm các Tiên Công khai canh mở đất, có hơn 100 cụ Thượng được tế thượng thọ. Có những nhà cả cụ ông lẫn cụ bà lên thượng thọ. Vậy là đám rước song thọ, cụ ông nắm tay cụ bà đi quanh đàn con cháu, đúng là "phúc mãn đường".
Chính ngọ - 12h trưa - chuông trống gióng lên, các cụ Thượng khấu đầu trước bàn thờ tiền nhân, một cụ đọc bài chúc văn ca ngợi công đức tiền nhân. Sau lễ tế trang nghiêm là các nghi thức tưởng nhớ tiền nhân.
Hai cụ Thượng có sức khỏe tốt, tướng mạo đẹp được chọn ra trước sân miếu. Tại đây làng đã chuẩn bị đất mang từ bờ sông lên để các cụ tái hiện việc đắp đê làm ruộng thuở xưa rồi diễn trò đấu vật… Lễ nghi kết thúc, trống chiêng nổi lên rộn ràng, mời dân làng và du khách vào hội chơi xuân.
"Lễ hội Tiên Công là một lễ hội đặc sắc trên đảo Hà Nam, không chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với cư dân đảo mà còn ảnh hưởng tới cả vùng văn hóa Quảng Ninh. Trong lễ hội có sự gắn kết hai lớp văn hóa tồn tại song song: tín ngưỡng thờ Tiên Công và tôn vinh các cụ thượng thọ.
Sự song tồn này là một phong tục tập quán đẹp, riêng biệt của người dân Hà Nam mà không nơi nào có được". (Trích luận án tiến sĩ Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống của Nguyễn Thị Phương Thảo)
----------------------
Ở Hạ Long, Hà Nội… chúng tôi gặp nhiều người gốc gác từ đảo này và họ luôn giới thiệu về mình: "Đúng rồi, tôi là người đảo Hà Nam!".
Kỳ tới: “Tôi là người đảo Hà Nam”
Hà Nam - hòn đảo lạ kỳ của nước Việt - Kỳ 3: Hà Nam xưa là chiến trường Bạch Đằng oanh liệt
Đứng ngắm làng quê đảo Hà Nam bình yên, trù phú hôm nay không ai nghĩ rằng nơi đây đã từng là bãi chiến trường ác liệt, nơi diễn ra ba trận đánh trên sông Bạch Đẳng nổi tiếng lịch sử.
Nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch đã góp phần tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ tháng 1/2025...
TPO - Ông Nguyễn Văn Đức - Trưởng Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cùng 6 người khác bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi môi giới hối lộ và nhận hối lộ.
TPO - Nhiều địa phương như Hải Dương, Bắc Giang... giao các khu đất để xây dựng nhà ở xã hội ngay những ngày đầu năm, góp phần tăng nguồn cung căn hộ nhà giá rẻ thời gian tới.
TPO - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông đang điều tra vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra tại khu vực đường tuần tra biên giới. Theo báo cáo ban đầu, có 569 cây gỗ rừng bị cưa hạ.
TPO - Nhận định bóng đá PSM Makassar vs Thanh Hóa, Cúp C1 Đông Nam Á - Thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Thanh Hóa đã tự ném đi cơ hội định đoạt tấm vé đi tiếp. Hôm nay là cơ hội cuối cùng của họ…
TPO - Năm 2024, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động đã đóng cửa 5 công ty con, gồm: Công ty CP Thế giới số Trần Anh, Công ty MWG (Cambodia) Co., Ltd, Công ty CP 4K Farm, Công ty CP Logistics Toàn Tín, Công ty TNHH Vui Vui.
TPO - Tỉnh Vĩnh Phúc đề ra 3 nhóm tiêu chí để đánh giá cán bộ theo thang điểm 100. Các trường hợp thuộc đối tượng giữ lại để làm việc phải đạt từ 70 điểm trở lên.