Trường hợp thứ nhất là nữ bệnh nhân 58 tuổi ngụ ở Đồng Nai đến bệnh viện thăm khám vì
Dị vật là mảnh kim loại nằm ở vị trí rất khó phát hiện được nhìn thấy trên hình ảnh kiểm tra
Ngay sau trường hợp trên, một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 47 tuổi, ngụ tại Bình Phước cũng nhập viện sau khi nuốt đau. Trước đó, bệnh nhân đã đến thăm khám và uống thuốc ở một bệnh viện tư nhưng không hiệu quả. Theo bệnh sử, cách nhập viện 10 ngày, người này nuốt đau sau khi ăn cơm với cá kho nên nghĩ mình bị hóc xương.
Bệnh nhân đến khám bệnh viện tư, được nội soi nhưng không thấy dị vật. Các bác sĩ đã cho thuốc uống nhưng bệnh không thuyên giảm, cơn đau tăng dần. Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, bệnh nhân được CT-scan cổ phát hiện dị vật dài hơn 20mm ở miệng thực quản, đứng dọc, ngang mức đốt sống cổ C5. Ê kíp các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi thanh quản ống cứng lấy dị vật là mảnh kim loại dài 20mm dưới niêm mạc miệng thực quản. Sau phẫu thuật cả hai nữ bệnh nhân đều đã ổn định sức khoẻ.
Các bác sĩ cho biết, khi bị hóc dị vật đường ăn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt đau, nuốt nghẹn, ăn uống khó khăn hoặc sưng đau vùng cổ. Khi nghi ngờ hóc dị vật, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để xử trí sớm, kịp thời. Nếu để lâu, dị vật có thể gây viêm thực quản, nặng hơn có thể gây ra áp xe cổ, mủ từ vùng áp xe có thể lan vào trung thất (nơi chứa tim là một trong các cơ quan sống còn của cơ thể), gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi được can thiệp, sức khỏe của các bệnh nhân đã bình phục tốt |
Đối với dị vật xâm nhập vào đường thở, bệnh nhân có thể có hội chứng xâm nhập như ho sặc sụa, tím tái, khó thở rít, thở co kéo. Một số trường hợp dị vật đường thở bỏ quên có thể ghi nhận tình trạng ho kéo dài, đau tức ngực hoặc ho ra máu, điều trị nội khoa không mang lại kết quả.
Để phòng ngừa hóc dị vật, TS-BS