Đak Lua - xã xa nhất tỉnh Đồng Nai - được đề xuất sắp xếp, sáp nhập với xã Đăng Hà của tỉnh Bình Phước.
Mục lục
Theo đề xuất, xã Đak Lua (huyện Tân Phú, Đồng Nai) sáp nhập với xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, Bình Phước) thành một đơn vị hành chính mới - Ảnh: A LỘC
Đây là một trong các kiến nghị, đề xuất tại dự thảo đề án sắp xếp, Hơn 1.900 người ở Đồng Nai dôi dư sau sắp xếp có thể bố trí làm việc ở ấp, khu phốTrước 1-5 phải hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh Bình Phước và Đồng Nai
Trong khi đó, điều kiện địa hình, vị trí địa lý thực tế của xã Đak Lua và xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, Bình Phước) giáp ranh nhau, có hệ thống giao thông kết nối và các điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng.
Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất Trung ương xem xét, chấp thuận cho hai tỉnh thực hiện phương án sắp xếp, sáp nhập xã Đak Lua và xã Đăng Hà thành một đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Nai (mới) để quản lý hành chính tại địa phương.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai cũng đề xuất sáp nhập ấp Bằng Lăng (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc) vào xã Xuân Tây, Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ) để thành lập xã Xuân Đông.
Nguyên nhân do vị trí địa lý và điều kiện giao thông kết nối giữa ấp Bằng Lăng với các khu vực khác trên địa bàn xã Xuân Tâm và các địa bàn khác trong huyện không thuận lợi, bị cách ngăn bởi Trường bắn quốc gia khu vực 3 cách trung tâm UBND xã Xuân Tâm khoảng 20km.
Tỉnh Đồng Nai cho rằng việc sáp nhập như trên sẽ giúp người dân thuận lợi trong việc đi lại, cũng như liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.
Theo dự thảo đề án trên, tỉnh Đồng Nai mới có diện tích hơn 12.730km2, quy mô dân số hơn 4,2 triệu người với tổng số 94 đơn vị hành chính cấp xã.
Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Đồng Nai mới đặt tại thành phố Biên Hòa (sau sắp xếp thuộc phường Trấn Biên, tỉnh Đồng Nai). Để thuận lợi trong giai đoạn đầu sáp nhập, hai tỉnh sẽ bố trí một số cơ quan có hai trụ sở tại Đồng Nai và Bình Phước.
Khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, thành phố Biên Hòa) là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam - Ảnh: A LỘC
Vì sao chọn tên tỉnh Đồng Nai?
Cũng theo dự thảo đề án, Đồng Nai giải thích việc lấy tên Đồng Nai vì địa phương có các khu công nghiệp lớn và bảo đảm nguyên tắc sử dụng một trong các tên đã có, dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ.
Đồng Nai là một trong những địa danh lâu đời nhất của Nam Bộ, có lịch sử hơn 325 năm hình thành và phát triển, gắn liền với quá trình khai phá và định hình vùng đất phương Nam.
Từ thập niên 1960 đã hình thành Khu kỹ nghệ Biên Hòa (sau đổi tên là Khu công nghiệp Biên Hòa 1). Đây được coi là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam.
Sau năm 1975 đến nay, các khu công nghiệp ở Đồng Nai phát triển mạnh, thu hút nhiều doanh nghiệp ở 45 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Đồng Nai là trung tâm kinh tế - hành chính quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của Nam Bộ. Đồng thời sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo đã tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú và đặc sắc cho tỉnh Đồng Nai.
Hiện thương hiệu "Đồng Nai" không chỉ nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp mà còn có vị trí quan trọng trong quy hoạch đô thị, logistics, phát triển hạ tầng và khả năng kết nối vùng với các dự án cao tốc, sân bay Long Thành. Văn miếu Trấn Biên gắn liền với địa danh của tỉnh Đồng Nai.
Việc lựa chọn tên gọi "Đồng Nai" cho tỉnh mới sẽ góp phần tận dụng tối đa thương hiệu đã được xây dựng vững chắc, tiếp tục thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong giai đoạn mới.
Mặt khác, Đồng Nai là một trong hai tên gọi đã tồn tại trước sáp nhập, có thể được xem là giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa các tác động phát sinh đối với người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt trong việc chuyển đổi giấy tờ, cập nhật thông tin địa lý và các thủ tục hành chính liên quan.
Bình Phước sáp nhập với Đồng Nai: cán bộ chủ chốt, công chức dôi dư giải quyết sao?
Tỉnh ủy Đồng Nai vừa gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước dự thảo đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính hai tỉnh.
TPO - Ngày 24/4, Công an phường Dương Đông (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cho biết, đã tổ chức trao trả tài sản một du khách Hàn Quốc đánh rơi trên bãi biển được một khách trong nước nhặt được.
TPO - Thành phố Hoa Lư – đô thị loại I vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, đang thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Trong quá trình hợp nhất, một điểm nhấn đặc biệt là việc giữ nguyên tên gọi "Hoa Lư", địa danh mang đậm giá trị lịch sử hơn 1.000 năm để đặt tên cho 4 phường mới.
TPO - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu đánh giá công tâm, khách quan, thận trọng đối với từng trường hợp cụ thể, bám sát điều kiện, tiêu chuẩn đã được nêu trong Luật Đặc xá và Quyết định của Chủ tịch nước.
TPO - “Mỗi người đều xứng đáng có cơ hội thứ hai trong cuộc đời”, đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là tinh thần xuyên suốt chương trình tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm do Tỉnh Đoàn Điện Biên phối hợp tổ chức tại Trại giam Nà Tấu vào ngày 24/4/2025.
TPO - Trong suốt kỳ nghỉ lễ (30/4-3/5), khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có thể đón mưa rào và dông rải rác vào chiều tối, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Miền Bắc trong những ngày tới cũng liên tiếp đón mưa dông vào chiều tối, kèm theo khả năng xuất hiện lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.
TPO - Sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất sữa giả quy mô lớn, ngành y tế thành phố Huế đã khẩn trương rà soát tình hình kinh doanh mặt hàng này trên toàn địa bàn, qua đó chưa ghi nhận trường hợp nào vi phạm.