Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, TP.HCM liên tiếp xảy ra ba vụ nghi ngộ độc thực phẩm tập thể tại các trường học khiến nhiều học sinh nhập viện với triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...
Mục lục
Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 sẽ tập trung kiểm tra các bếp ăn tập thể - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Từ ngày 15-4, cả nước sẽ bước vào Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây cũng là giai đoạn cao điểm nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc tăng cao nếu không có biện pháp phòng tránh.
Liên tiếp ba vụ ngộ độc thực phẩm tập thể
Mới đây nhất, ngày 10-4, có 22 học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7) nghi bị Cảnh giác ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóngTP.HCM: Kiểm nghiệm tìm nguyên nhân nghi ngộ độc 37 người sau ăn bánh mì, 33 em là học sinh28 học sinh và giáo viên nhập viện: Không phải ngộ độc, do nắng nóng?
Cục yêu cầu các địa phương kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn đọng trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra phải tập trung xem xét giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm...
Các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý, tuyệt đối không để thực phẩm không an toàn lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về an toàn thực phẩm...
PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), cho rằng bếp ăn tập thể thường chế biến với số lượng lớn suất ăn, do đó nguồn nguyên liệu thường được mua để dự trữ sẵn, tiện chế biến. Trong quá trình dự trữ nguyên liệu nếu không đảm bảo dẫn đến hư hỏng...
Vì vậy để đảm bảo an toàn trong bếp ăn tập thể thì nguồn nguyên liệu đầu vào rõ ràng, hạn chế dự trữ nhiều, ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với những nơi uy tín. Bên cạnh đó phải có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm tốt, môi trường sạch sẽ, lực lượng chức năng phải tăng cường kiểm tra, giám sát.
Hai bộ phối hợp tăng mức xử phạt
Theo bà Trần Việt Nga - cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, hiện nay trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là đối với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, cửa hàng ăn uống... sẽ bị xử lý.
Việc triển khai xử phạt sẽ quy định theo hành vi. Trong đó các hành vi có mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên tới 100 triệu đồng, đối với tổ chức mức cao nhất tới 200 triệu đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết thêm đối với các hành vi nghiêm trọng như sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Công an đã họp nhằm thảo luận về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Mới đây Sở Y tế Hà Nội đã đề xuất tăng mức phạt với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm lên gấp đôi so với mức phạt quy định trong các nghị định hiện hành, nhằm tạo ra một sức răn đe mạnh mẽ với các tổ chức, cá nhân tham gia vào sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
UBND TP Hà Nội cũng vừa tổ chức hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề "Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố".
Thời tiết càng nóng ẩm càng nguy hiểm
PSG Nguyễn Duy Thịnh cho hay thời tiết càng nóng ẩm, vi sinh vật và vi khuẩn có hại càng phát triển nhanh khiến thực phẩm dễ ôi thiu, hư hỏng. Khi xâm nhập thực phẩm, vi khuẩn phát triển rất nhanh nhân lên gấp nhiều lần trong thời gian ngắn, sinh ra chất độc gây ngộ độc.
Đối với những thực phẩm khi đã nhiễm độc tố, mặc dù đun sôi ở nhiệt độ cao các vi sinh vật có thể bị tiêu diệt nhưng độc tố chúng sinh ra không mất đi, vẫn có nguy cơ gây ngộ độc. Đặc biệt là các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, cá, hải sản, patê, giò lụa... là môi trường giàu dinh dưỡng, protein để vi khuẩn thuận lợi sinh sôi và phát triển phát sinh độc tố.
Bộ Y tế đề nghị làm rõ vụ 29 học sinh tại TP.HCM nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM làm rõ vụ 29 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm tại quận 7, TP.HCM.
TPO - Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2023–2030, ngày 18/4, UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch số 70, về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với hai đề án quan trọng: Đề án hợp nhất ba tỉnh Hà Nam – Ninh Bình – Nam Định, và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định.
TPO - Theo Đại tướng Phan Văn Giang, những chiến công của cán bộ, chiến sĩ ngành xe - máy là niềm tự hào của toàn quân, của ngành Hậu cần - Kỹ thuật Quân đội.
Công an Thanh Hóa đã bắt được đối tượng Bùi Đình Khánh là nghi phạm trong vụ án buôn ma túy mà Công an tỉnh Quảng Ninh ra quyết định truy nã khi y đang lẩn trốn tại Thanh Hóa.
Trường đại học Thái Bình Dương (TBD) chủ động hợp tác với nhiều đại học uy tín trên thế giới, nhằm tăng cường trải nghiệm cho sinh viên, mang đến cơ hội du học và phát triển sự nghiệp.
Giám đốc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Mai Sơn (Bắc Giang) bị công an bắt để điều tra về việc để gần 1.000ha rừng tự nhiên bị người dân chặt phá, lấn chiếm trồng keo, bạch đàn lấy gỗ.
TPO - Đối tượng buôn ma túy lao thẳng xe vào cửa một người dân ở phường Đại Yên, TP Hạ Long sau đó bỏ xe tháo chạy. Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đối tượng bỏ lại có súng và lựu đạn.
TPO - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, sau sáp nhập, cấp xã mới sẽ có các phòng chuyên môn và trung tâm phục vụ hành chính công, đồng thời sẽ trực tiếp quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập.