Hội đồng trường: Có ghế nhưng không có quyền?

Admin

Sau hơn chục năm triển khai theo Luật Giáo dục đại học, hội đồng trường vẫn chưa thoát khỏi tình trạng mờ nhạt, thụ động và đôi khi là một tổ chức 'đồng thuận hình thức'.

hội đồng trường - Ảnh 1.

Báo Tuổi Trẻ ngày 17-4 phản ánh bất cập của hội đồng trường

Một số nơi thậm chí xảy ra mâu thuẫn, xung đột quyền lực giữa Hội đồng trường: Có ghế nhưng không có quyền? - Ảnh 2.Hội đồng trường không phải chỉ 'gật' hay 'lắc'ĐỌC NGAY

Thứ nhất chính sách hiện hành đã quy định khá rõ ràng về quyền hạn của hội đồng trường trong Luật GDĐH năm 2018, đặc biệt tại điều 16. Theo đó, hội đồng trường có quyền quyết định chiến lược phát triển, phê duyệt kế hoạch tài chính, cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm - miễn nhiệm hiệu trưởng, giám sát tài chính và trách nhiệm giải trình.

Tuy nhiên trên thực tế không ít quyền hạn nêu trong luật vẫn bị treo hoặc hiểu khác nhau vì chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế thực thi, hiệu lực pháp lý và phân quyền rõ ràng giữa các thiết chế trong trường đại học. 

Ví dụ, luật ghi rằng hội đồng trường "quyết định và trình cơ quan có thẩm quyền công nhận hiệu trưởng" - điều này khiến nhiều nơi hiểu rằng hội đồng trường chỉ có quyền "đề xuất", còn quyền bổ nhiệm thực chất vẫn thuộc về cấp trên. Các nghị quyết về tổ chức, tài chính, nhân sự... cũng thiếu quy định rõ về hiệu lực thi hành.

Mối quan hệ giữa hội đồng trường - ban giám hiệu - đảng ủy chưa được luật và các văn bản hướng dẫn phân định rạch ròi. Trong khi luật giao hội đồng trường quyền quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự, chiến lược... thì hiệu trưởng là người điều hành, còn đảng ủy lại lãnh đạo toàn diện về chính trị, tư tưởng. Sự chồng chéo này dẫn đến việc phối hợp giữa ba thiết chế thiếu tính nhất quán, tạo ra nguy cơ giẫm chân lên nhau hoặc thậm chí làm tê liệt hoạt động chiến lược.

Thứ hai cơ cấu nhân sự trong hội đồng trường hiện nay vẫn nặng về hình thức, cơ cấu đại diện hơn là năng lực. Việc lựa chọn thành viên chủ yếu dựa vào cơ cấu đơn vị hoặc đủ thành phần, hay học vị chưa chú trọng năng lực chiến lược hay kinh nghiệm quản trị. 

Nhiều thành viên không rõ vai trò, thiếu kiến thức về quản trị đại học và không được đào tạo để tham gia hiệu quả. Tâm lý ngại va chạm, "gật cho xong" khiến hội đồng trường trở thành chiếc bóng, tồn tại trên danh nghĩa nhưng thiếu tiếng nói thực chất.

Vấn đề thứ ba - và cũng là một đặc thù của Việt Nam - là mối quan hệ giữa đảng ủy và hội đồng trường. Trong nhiều trường, bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng trường, nhằm thống nhất đầu mối lãnh đạo và tránh mâu thuẫn nội bộ. Về mặt chính trị, đây là giải pháp đảm bảo tính hệ thống. 

Tuy nhiên, về quản trị đại học, việc nhập hai vai trò này có thể làm lu mờ ranh giới chức năng. Đảng ủy là tổ chức lãnh đạo chính trị, hội đồng trường là cơ quan chiến lược. Việc nhập hai vai trò này tiềm ẩn nguy cơ chính trị - hành chính hóa hội đồng trường, làm lu mờ tính độc lập và chiến lược mà thiết chế này vốn cần có.

Luật cần rõ ràng, mạch lạc

Phải nhìn nhận rằng hội đồng trường không phải là vật trang trí để minh chứng cho mô hình tự chủ, mà là một thực thể sống - nơi hội tụ tư duy chiến lược, giám sát minh bạch và phản biện xây dựng. Do vậy sửa Luật GDĐH lần này không phải sửa cho hay hơn, mà sửa để rõ ràng hơn, mạch lạc hơn. 

Cần quy định rõ quyền hạn thực chất của hội đồng trường: Có quyền quyết định hiệu trưởng hay chỉ đề xuất? Có quyền phê duyệt chiến lược và ngân sách hay không? Quan hệ với đảng ủy và hiệu trưởng phải được thiết kế lại theo hướng rành mạch, bổ trợ chứ không chồng lấn...

Thứ hai cần chuyển việc chọn thành viên hội đồng trường từ "đủ thành phần" sang "đúng năng lực". Mỗi vị trí cần có bản mô tả công việc cụ thể, tiêu chí đánh giá rõ ràng và gắn với trách nhiệm giải trình. Cần biên soạn cẩm nang hướng dẫn (handbook) vận hành hội đồng trường - vừa làm công cụ đào tạo, vừa định hình mô hình vận hành chuẩn mực.

Thứ ba cần nghiêm túc đào tạo và phát triển năng lực cho các thành viên hội đồng trường. Việc tham gia hội đồng trường không thể coi là một "vị trí danh dự" hay "ngồi chơi xơi nước", mà phải là một vị trí chiến lược, đòi hỏi hiểu biết sâu về GDĐH, tài chính và quản trị và cần được đào tạo.

Cơ quan quyền lực tối cao

Ở nhiều quốc gia, vai trò của hội đồng trường đã được chứng minh rõ ràng từ các hệ thống đại học phát triển như Anh, Úc, Hà Lan hay Mỹ. Hội đồng trường là cơ quan quyền lực tối cao, đóng vai trò định hướng chiến lược, giám sát tài chính, phê duyệt các chính sách phát triển và kiểm soát hoạt động điều hành của hiệu trưởng.

Quyền lực thực chất

Hội đồng trường không sai. Cái sai nằm ở cách chúng ta hiểu, vận hành và thiết kế thể chế để nó phát huy đúng bản chất. Nếu không tháo gỡ được những điểm nghẽn về pháp lý, văn hóa và con người, thiết chế này sẽ mãi loay hoay trong vai trò hình thức.

Tháo gỡ vướng mắc về hội đồng trường không phải chuyện nội bộ ngành giáo dục, mà là một phần trong dòng chảy đổi mới thể chế quốc gia. Sửa Luật Giáo dục đại học là để hội đồng trường có quyền lực thực chất và thực sự trở thành trung tâm quyền lực của trường đại học hiện đại.

Hội đồng trường: Có ghế nhưng không có quyền? - Ảnh 2.Hội đồng trường đại học: Nhiều vướng mắc cần điều chỉnh

Lần đầu tiên, thiết chế hội đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học được đánh giá một cách toàn diện sau 5 năm thực hiện Luật GDĐH 2018.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề