
Trường THPT Nguyễn Siêu (Hưng Yên) - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định 12 dự án đoạt giải nhất khoa học kỹ thuật quốc giaĐỌC NGAY
Trường THPT Nguyễn Siêu (Hưng Yên) - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định 12 dự án đoạt giải nhất khoa học kỹ thuật quốc giaĐỌC NGAY
Theo phản ánh, ít nhất ba hình ảnh quan trọng trong poster trình bày của nhóm học sinh trùng với ảnh gốc của Samuel, bao gồm sơ đồ mạch điện, biểu đồ tần số và hình kết cấu thiết bị.
Về nguyên lý, cả hai mô hình đều dùng cảm biến âm thanh và AI để phân loại rác - một hướng tiếp cận hiếm gặp hiện nay.
Chuyên gia trong ngành nhận định hai mô hình “giống nhau về cốt lõi”, chỉ khác về mức độ hoàn thiện kỹ thuật.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Thanh Tuấn, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Siêu, cho biết dự án "Hệ thống phân loại rác thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo và cảm biến âm thanh" của nhóm hai học sinh được nghiên cứu, thực hiện trong khoảng 1 năm.
Để dự án được thi cấp quốc gia đã phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn cấp trường và cấp tỉnh Hưng Yên.
"Hằng ngày thầy cô vẫn nhắc nhở pin sau khi dùng không phân loại đúng vị trí, rác không để gọn… vì mỗi lớp chỉ có 1 thùng rác. Từ đó các em đã nảy ra ý tưởng, mày mò, chế tạo mô hình phân loại rác thải đơn giản để mọi việc được thuận tiện hơn, tận dụng rác thải còn sử dụng được”, ông Tuấn nói về ý tưởng dự án.
Quy chế cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật yêu cầu 'không gian lận'
Theo điều 4 của thông tư 06/2024, ban hành quy chế cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: "Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hoặc trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là kết quả nghiên cứu của mình".