Khảo sát năng lực tiếng Anh giáo viên cần nghiêm túc và thực chất hơn

Admin

Kế hoạch khảo sát năng lực tiếng Anh cho giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM triển khai khá bất ngờ, không ít giáo viên hoang mang, cần làm gì để việc khảo sát được thực chất hơn?

khảo sát năng lực - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP.HCM trong giờ học môn tiếng Anh - Ảnh: NHƯ HÙNG

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đang triển khai kế hoạch về khảo sát năng lựcKhảo sát năng lực tiếng Anh giáo viên: Những băn khoăn và cơ hội - Ảnh 2.Vụ khảo sát tiếng Anh 73.000 thầy cô: Ủng hộ cũng có, băn khoăn cũng nhiềuĐỌC NGAY

Lúc chỉ mới có thông tin về khảo sát, chưa chính thức triển khai, nhưng nhiều giáo viên đã chuyền tay nhau thông báo về việc mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học. 

Điều này khiến không ít người lo ngại nếu không đạt, sẽ bị buộc phải tham gia các khóa học đó. 

Ngay cả khi lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định là kết quả bài khảo sát không nhằm cấp chứng chỉ hay đánh giá giáo viên, nhiều người vẫn lo lắng nếu kết quả thấp có thể bị đào thải trong tình hình sáp nhập, tinh giản hiện nay.

Một bất cập khác là các trường đang trong thời điểm kiểm tra cuối năm học. 

Vì vậy, giáo viên sẽ không có nhiều thời gian để làm khảo sát hoặc không thể tập trung làm một cách nghiêm túc.

Cũng chính vì thế, việc khảo sát sẽ nảy sinh các hình thức đối phó như giáo viên khảo sát rồi sẽ chụp hình, tạo file đáp án… để gửi cho những người làm sau, hoặc nhờ người thân (thậm chí thuê người thi hộ), làm qua loa cho xong…

Như vậy, kết quả khảo sát chắc chắn không phản ánh đúng thực chất trình độ của giáo viên hiện nay, lại càng không đạt được sự trung thực chung trong kết quả tổng quan toàn thành phố.

Trước đây, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đưa trình độ tiếng Anh vào xét tuyển giáo viên, đánh giá giáo viên để nâng ngạch, đã có tình trạng giáo viên tham gia khóa học tràn lan ở các trung tâm không có uy tín, hoặc tham gia các lớp cử nhân tiếng Anh theo kiểu "cần bằng cấp không cần kiến thức". 

Điều này dễ hiểu vì không phải ai cũng cần dùng tiếng Anh trong chuyên môn giảng dạy.

Tôi từng chứng kiến hai người bạn ngoài bằng cấp chuyên môn đã học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh ở một trường đại học, chủ yếu học trực tuyến. 

Mặc dù đã được cấp bằng, nhưng khi gặp một người nước ngoài thì họ không thể giao tiếp, thậm chí những câu thăm hỏi thông thường cũng rất lúng túng.

Cơ hội từ việc khảo sát

Ngoài một số bất cập như đã kể, có thể nói cuộc khảo sát cũng là cơ hội đối với giáo viên, phản ánh đúng thực trạng năng lực tiếng Anh, và là cơ sở quan trọng để xác định nhu cầu bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên. 

Từ việc khảo sát tiếng Anh lần này, giáo viên có thể nâng cao năng lực ngoại ngữ một cách bài bản, có lộ trình rõ ràng theo định hướng của sở. 

Việc có thể giao tiếp tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thể hiện trình độ và năng lực thật sự của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Để cuộc khảo sát được tổ chức nghiêm túc, hợp lý và thực chất hơn, nên dời lịch khảo sát vào thời điểm mà giáo viên tương đối thoải mái như sau khi hoàn thành hồ sơ cuối năm (có thể cuối tháng 5 vì năm nay học sinh kết thúc chương trình sớm). 

Và cần khảo sát tập trung tại trường.

Điều quan trọng là cần giúp giáo viên hiểu rõ mục đích của việc khảo sát, kêu gọi sự trung thực của giáo viên trong quá trình khảo sát để thu nhận được kết quả đúng đắn và chính xác.

Tin rằng với sự đồng hành hợp lý từ ngành giáo dục, giáo viên chúng tôi sẽ không ngại thay đổi để tốt hơn mỗi ngày.

Khảo sát năng lực tiếng Anh giáo viên: Những băn khoăn và cơ hội - Ảnh 3.Vì sao tất cả 73.000 giáo viên TP.HCM phải khảo sát tiếng Anh?

Vì sao tất cả giáo viên ở TP.HCM phải làm bài khảo sát năng lực tiếng Anh? Sau khảo sát, giáo viên có phải tham gia các lớp học bồi dưỡng do sở tổ chức?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề