
Thí sinh thi vào lớp 10 tại Đắk Lắk năm học 2025 - 2026 - Ảnh: MINH PHƯƠNG
Cá biệt, có nơi thí sinh chỉ đạt dưới 2 điểm/môn vẫn
Thí sinh thi vào lớp 10 tại Đắk Lắk năm học 2025 - 2026 - Ảnh: MINH PHƯƠNG
Cá biệt, có nơi thí sinh chỉ đạt dưới 2 điểm/môn vẫn
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 ở Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An), 2,5 điểm ba môn vẫn đậu lớp 10 trường công lập trường này - Ảnh: DOÃN HÒA
Về lâu dài, cần phát triển mô hình trường THPT kỹ thuật tồn tại song song với trường THPT hiện hành được thiết kế là các trường THPT tích hợp đào tạo văn hóa phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản (như điện - điện tử, cơ khí, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin...) phù hợp với các vùng miền để khắc phục bài toán thiếu trường trung cấp nghề tại các vùng khó khăn, vùng xa, vùng sâu như hiện nay.
Học sinh sau tốt nghiệp trường THPT kỹ thuật có thể thi đại học hoặc đi làm ngay với chứng chỉ nghề. Đặc biệt, cần tạo cơ chế chuyển đổi và liên thông ngang giữa các hệ học sinh đang học THPT có thể chuyển sang học nghề và ngược lại mà không mất lộ trình phải học lại từ đầu.
Học sinh trung cấp nghề được hoàn thiện chương trình văn hóa để dự thi tốt nghiệp THPT. Thiết lập cổng dữ liệu chung kết nối hồ sơ học tập, năng lực, sở trường, hỗ trợ tư vấn với lộ trình phù hợp.
Chênh lệch giữa điểm tổng kết và điểm thi
Một vấn đề cốt lõi khác nhưng chưa được phân tích sâu trong bức tranh tuyển sinh lớp 10 là sự chênh lệch đáng kể giữa điểm tổng kết môn học ở bậc THCS và điểm thi tuyển sinh đầu vào.
Nhiều học sinh có điểm trung bình môn trong học bạ đạt mức khá hoặc giỏi nhưng lại chỉ đạt điểm rất thấp trong kỳ thi tuyển sinh. Điều này cho thấy khoảng cách lớn giữa kiểm tra, đánh giá quá trình tại trường học và kết quả thi đầu vào - vốn có tính phân loại cao.
Việc điểm học bạ cao nhưng điểm thi thấp không hẳn do học sinh yếu kém mà có thể do kết quả của hệ thống kiểm tra, đánh giá thiếu chuẩn hóa và thiếu sự liên thông giữa các cấp độ. Nếu không được nhận diện và xử lý, hệ quả là cả hệ thống sẽ đánh giá sai năng lực học sinh, dẫn đến sai lệch trong phân luồng và định hướng nghề nghiệp.
Phân luồng không có nghĩa là tách lớp theo điểm mà là tổ chức lại hệ thống để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển đúng năng lực theo hướng mở và linh hoạt có sự chuyển đổi theo năng lực phát triển của người học. Muốn vậy, chúng ta cần thay đổi không chỉ ở khâu thi cử, mà cả ở tư duy thiết kế mô hình nhà trường và chiến lược giáo dục dài hạn.
Hiểu sai về phân luồng
Thực tế cho thấy nhiều học sinh chỉ bắt đầu nghĩ đến việc học nghề hoặc học trung cấp nghề sau khi không đỗ vào lớp 10. Phân luồng khi đó trở thành một "giải pháp bị động", không phải một chiến lược giáo dục.
Điều này dẫn tới ba vấn đề lớn: (i) phân luồng bị hiểu sai là loại bỏ học sinh yếu thay vì định hướng theo năng lực; (ii) thiếu công cụ nhận diện năng lực sớm khiến học sinh, phụ huynh không biết đâu là lối đi phù hợp; (iii) không có cơ chế liên thông rõ ràng giữa THPT - trường nghề - trung tâm giáo dục thường xuyên nên lộ trình học tập thiếu linh hoạt.