Sau phản ánh về việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân mãn tính, nhiều bạn đọc đã phản hồi, hé mở những bất cập khó ngờ đằng sau chính sách mới. Liệu có lý do nào ẩn giấu phía sau những toa thuốc 28 ngày?
Mục lục
Bệnh nhân đợi lĩnh thuốc BHYT tại một bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: THÙY DƯƠNG
Ngay sau khi đăng bài viết: "Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ",Tuổi Trẻ Online đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc.
Trong đó nhiều bạn đọc cho rằng sở dĩ nhiềuĐợi nửa ngày để được khám 3 phút, sao không cấp phát thuốc tại trạm y tế, đỡ phiền hà bệnh nhân?Người dân than xếp hàng để được cấp thuốc theo toa cũ
Theo phân tích của bạn đọc Tùng Thanh, "lý do cơ bản nhất bệnh viện hoặc bác sĩ không kê thuốc 3 tháng/lần là sợ giảm nguồn thu nhập của viện. Một tháng đến 1 lần thì mỗi lần đều thu tiền khám, giờ 3 tháng mới đến 1 lần thì mất 2 lần tiền khám bệnh".
"Quy định đã có nhưng các bệnh viện thực thi hay không lại là chuyện khác. Người bệnh bức xúc nhưng sao nói với bác sĩ và dược sĩ được", bạn đọc Quang Bang đặt vấn đề.
Trước bàn luận sôi nổi về vấn đề này, bạn đọc Húc Nguyễn kể câu chuyện của chính mình: "Tôi bị bệnh cao huyết áp, suy thận mãn, điều trị ổn định nhiều năm nay, tháng nào cũng cho toa thuốc 28 ngày như nhau.
Tôi hỏi bác sĩ theo quy định mới bác sĩ có thể cho tôi 2 tháng thuốc được không? Bác sĩ trả lời cho thuốc 2-3 tháng chỉ trên báo thôi chú".
"Từ khi Bộ Y tế lấy ý kiến dự thảo hướng dẫn về cấp thuốc trên 30 ngày cho người bệnh mãn tính, tôi nghĩ có thể khó thực hiện. Lý do không phải do bệnh lý, cái gốc là nguồn thu BHYT từ người bệnh là một khoản tiền rất lớn đối với các bệnh viện.
Nếu cấp thuốc 90 ngày, bệnh viện mất đi 2 lần tiền BHYT do người bệnh không đi khám. Nếu cấp 60 ngày, họ mất 1 lần. Như vậy mỗi tháng mất đi hàng mấy nghìn lượt khám là mất đi bao nhiêu tiền...", bạn đọc Lê Tùng nêu quan điểm.
Theo bạn đọc có email ngan****@gmail.com: "Đã có quy định thì cứ cấp thuốc 90 ngày cho bệnh nhân. Nếu có biến chứng thì đến khám đột xuất không cần đến thời hạn chứ có gì đâu mà phải giải thích này nọ. Ai có đi khám rồi cũng biết thuốc hầu như tháng nào cũng giống tháng nào".
"Vừa rồi tôi tái khám ở một bệnh viện, qua trao đổi trực tiếp với bác sĩ tôi hiểu có lý do kín đáo nào đó mà bệnh viện không muốn thay đổi thời gian cấp thuốc dài ngày hơn, dù tới khám cũng chỉ đo huyết áp rồi cho thuốc y như toa cũ", bạn đọc Tiểu Tuyết đặt nghi vấn.
Nhiều bạn đọc cho biết bị mắc bệnh mãn tính đã ổn định, nhưng khi đến bệnh viện khám có không ít bác sĩ nói chưa nhận được thông tin về việc bác sĩ kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần.
Lý do vướng cơ chế nên chưa triển khai được (?). Nhiều bác sĩ còn nói việc cấp đơn thuốc 2-3 tháng cho những người mắc bệnh mãn tính đã ổn định "chỉ trên báo thôi...".
Tuy nhiên một số bạn đọc như Ngoc An đã chỉ ra cái khó của các bác sĩ. "Nếu những bệnh trên không may xảy ra biến chứng trong 2 - 3 tháng thì bệnh nhân có trách bác sĩ không? Cho đơn thuốc 2 - 3 tháng thì bác sĩ còn dựa vào thể trạng, tuổi tác từng bệnh nhân để quyết định. Đừng nghĩ bác sĩ sợ thiếu tiền khám mỗi tháng của bệnh nhân mà không dám cho thuốc".
Bộ Y tế kiểm tra việc thực hiện, đừng để "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
Bàn giải pháp để thực hiện quy định trên, bạn đọc có số điện thoại 0916******11 gợi ý: "Có thể bác sĩ chưa kê toa thuốc 2-3 tháng cho nhiều bệnh nhân, nhưng kê toa thuốc 6 tuần có được không?".
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?ĐỌC NGAY
"Thiết nghĩ việc cấp thuốc 2 - 3 tháng nên tự động gửi đến nhà sau toa ngắn ngày. Hết thời hạn đó thì bệnh nhân đến gặp bác sĩ để thêm một toa mới", bạn đọc Linh đề xuất.
Bạn đọc Đỗ Đức Hiếu đồng tình: "Bởi vì những bệnh dùng thuốc điều trị cho các bệnh mãn tính thường ổn định. Trong thời gian đang điều trị ngoại trú, nếu có bất cứ triệu chứng gì bất thường, bệnh nhân tới khám ngay. Tôi cũng là bác sĩ trong ngành, tôi hiểu".
Tương tự, bạn đọc Hạnh Le kể câu chuyện đi khám của chính mình và đề xuất giải pháp với ngành y tế: "Ngày 9-7, tôi đi khám bệnh, lấy thuốc BHYT tại bệnh viện. Lượng bệnh nhân vẫn đông như mọi lần. Đơn thuốc huyết áp, đau khớp vẫn như mọi kỳ 21 ngày. Hỏi bác sĩ, được trả lời còn nhiều vướng mắc trách nhiệm lắm. Ngành y tế nên có chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể".
Theo bạn đọc Dam Chi Cuong, "các cơ quan chức năng rất cần kiểm tra, theo dõi trực tiếp thực tế tất cả các bệnh viện thực hiện ra sao trong thời gian này, thì mới mong có sự thay đổi thật sự. Người dân chúng tôi rất mong đợi".
"Bộ Y tế cần kiểm tra việc thực hiện của các bệnh viện để đánh giá những vướng mắc, khó khăn, đồng thời hướng dẫn cụ thể để việc thực hiện được đồng bộ. Không để trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", bạn đọc Vô Kỵ đề nghị.
Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ
Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày. Sự bất cập này đặt ra câu hỏi về việc thực thi chính sách.
Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?
Theo UBND Tp.Huế, cơ quan này đã chỉ đạo xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.
Tiếp nối vở kịch về đề tài y khoa Một cuộc chiến khác, sân khấu kịch Hồng Vân lại tiếp tục đưa lên sàn diễn một vở kịch mới về chuyện buôn bán nội tạng.
Sự bùng nổ của xe điện đang mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ cháy nổ đáng báo động nếu không sử dụng các thiết bị đảm bảo chất lượng và đúng cách.
Nhóm nghi phạm đã mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Sau khi đã chuyển 100 triệu đồng cho người lạ để mua hàng khuyến mãi nhận quà tặng lớn nhưng chưa thấy hàng đâu, thì cô gái lại được yêu cầu chuyển thêm 100 triệu nữa. Rất may là nhân viên ngân hàng và công an đã kịp thời ngăn chặn.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 3 kênh để thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 8h sáng mai 16-7. Chiều nay 15-7, Bộ sẽ công bố trước phổ điểm thi.
Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.