Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050?

Admin

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vậy làm gì để đạt được cam kết này tại vùng Đông Nam Bộ?

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội thảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ngày 28-12, tại Vũng Tàu diễn ra hội thảo bàn về các giải pháp để đạt được mục tiêu

Để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0, các chuyên gia đề xuất cần phát triển điện gió ngoài khơi ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong ảnh: Chế tạo chân đế điện gió xuất khẩu do Công ty PTSC thực hiện ở Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ông Nguyễn Văn Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khẳng định phát triển xanh là xu hướng của toàn cầu và là con đường phát triển tất yếu cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. 

Để Việt Nam xanh và hướng tới Net Zero: Kỳ vọng vào tuổi trẻDoanh nghiệp cam kết phát triển bền vững giúp Việt Nam xanh để hướng tới Net ZeroNhiều cao tốc nối vùng Đông Nam Bộ đấu thầu tìm nhà đầu tư

Do đó các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng kế hoạch giảm phát thải để phát triển bền vững.

Theo các ý kiến tại hội thảo, một trong những thách thức lớn nhất cho mục tiêu trên là nguồn vốn đầu tư ban đầu cho các dự án Net Zero thường lớn.

Do đó doanh nghiệp triển khai dự án này rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, các đối tác quốc tế.

Ngoài ra đến nay bản thân doanh nghiệp và người dân chưa hiểu hết, hiểu rõ lợi ích của Net Zero. 

Trong khi đó hiện nay nhiều thị trường đã áp tín chỉ carbon khi nhập khẩu hàng hóa từ nước khác.

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 3.

Tàu chở 70.000 tấn khí hóa lỏng LNG do PV Gas nhập khẩu cập cảng ở Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu tháng 7-2023. LNG là nhiên liệu sạch để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Có ý kiến nói rằng thị trường năng lượng tái tạo còn rất mới mẻ tại Việt Nam, trong khi đó nguồn năng lượng này góp vai trò vô cùng quan trọng và là xu thế trong tương lai của thế giới. "Năng lượng tái tạo như hydro vẫn còn khá mới mẻ và việc ứng dụng hydro rất ít. Nguyên nhân là do tâm lý ngại thay đổi các nguồn nhiên, nguyên liệu truyền thống hiện hữu.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành các chính sách về chuyển dịch năng lượng, nhưng lộ trình chuyển đổi và sử dụng năng lượng tái tạo vẫn cần được xây dựng cụ thể, chi tiết hơn và triển khai ngay trong thực tế", đại diện một doanh nghiệp nói.

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 4.

Rừng cây xanh, nguyên sinh ở Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

PGS.TS Phùng Chí Sỹ (phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) đề xuất nhiều giải pháp trên thực tế như: lắp

Người dân TP.HCM trải nghiệm đi metro tháng 12-2024 - Ảnh:QUANG ĐỊNH

Ngoài ra cần chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh, khuyến khích sử dụng phương tiện chạy điện (xe buýt, ô tô, xe máy) thông qua chính sách ưu đãi thuế và hạ tầng trạm sạc.

"Xây dựng hệ thống giao thông công cộng bền vững và mở rộng hệ thống metro tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM", đại diện Trường đại học Bách khoa TP.HCM đề xuất một giải pháp cụ thể.

Làm gì để phát thải ròng bằng 0 tại vùng Đông Nam Bộ vào năm 2050? - Ảnh 6.Metro làm quá chậm, TP.HCM càng mở rộng đường càng ùn tắc

Câu chuyện càng mở rộng đường càng ùn tắc được các chuyên gia đặt ra, trong bối cảnh TP.HCM đang quyết tâm triển khai hoàn thành 200km metro.