Lo ngại của doanh nghiệp điện gió ngoài khơi sau trúng thầu

Admin

TPO - Theo các doanh nghiệp điện gió ngoài khơi, với quy định của dự thảo, sau khi trúng thầu doanh nghiệp phải tiếp tục đàm phán giá điện với bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), điều này tạo thêm rủi ro cho các dự án trị giá hàng tỷ USD.

Cần linh hoạt để thu hút doanh nghiệp có năng lực

Sau một thời gian chờ đợi, Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Doanh nghiệp điện gió ngoài khơi đề xuất trong thời gian đầu tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong liên danh có thể lên tới 85%. Ảnh: CIP.

Theo vị đại diện, dự thảo nên yêu cầu tài sản ròng trong 3 năm gần nhất lớn hơn phần tổng mức đầu tư dự kiến theo tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thay vì “tổng mức đầu tư dự kiến của dự án”, bởi phần còn lại thuộc về trách nhiệm của đối tác liên danh.

"Với số vốn đầu tư lớn từ 3-5 tỷ USD để phát triển 1 GW điện gió ngoài khơi, tỷ lệ đóng góp tối thiểu 35% đối với nhiều nhà đầu tư trong nước là rất lớn. Trong thời gian đầu, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể từ 65% lên 85% để đảm bảo tiến độ và khả năng triển khai dự án", vị đại diện bày tỏ.

Lo trúng thầu rồi tiếp tục phải đàm phán giá

Điều khiến các doanh nghiệp điện gió ngoài khơi băn khoăn nhất là cơ chế giá điện. Theo một doanh nghiệp, việc Bộ Công Thương đưa ra giá trần (để doanh nghiệp trúng thầu) là công cụ hữu hiệu để cơ quan chức năng kiểm soát hiệu quả đối với các dự án. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lo ngại ở giai đoạn 2, sau khi thắng thầu doanh nghiệp phải tiếp tục đàm phán với bên mua điện là EVN nhằm giảm giá trong hợp đồng mua bán điện.

Lo ngại của doanh nghiệp điện gió ngoài khơi sau trúng thầu ảnh 2
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Ảnh minh họa.

Tại nhiều nước như Anh, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… họ tập trung vào việc nhà đầu tư đưa ra "giá thấp nhất sẽ thắng". Với quy định mà dự thảo đưa ra sẽ tạo thêm rủi ro cho các dự án trị giá hàng tỷ USD và rất có thể các dự án không thể hoàn thành với mức giá giảm như vậy.

“Việt Nam là quốc gia duy nhất đề xuất phương pháp tiếp cận này và chúng tôi đề xuất cập nhật quy định thể hiện quy trình trao thầu một giai đoạn dựa trên giá thầu mà không cần đàm phán thêm với

Phó Thủ tướng: ‘Rõ trách nhiệm, rõ địa chỉ’, triển khai hiệu quả các dự án điện gió ngoài khơi
Ảnh minh họa: Internet
Tập đoàn điện gió Đan Mạch đề xuất dự án điện gió ngoài khơi hơn 13 tỷ USD tại Hải Phòng