TP.HCM nên tách khối THCS ra khỏi Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, hay chuyển sang thành trường liên cấp THCS-THPT không chuyên?
Mục lục
Học sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa làm những giỏ hoa tặng thầy cô dịp 20-11 năm học 2023-2024 - Ảnh: MỸ DUNG
Sau công văn UBND TP.HCM gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị về việc tuyển sinh lớp 6 năm học 2024-2025 và giao Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM xây dựng dự án chuyển đổi mô hình Trường Đề khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa có phần nghe - hiểu tiếng Anh
"Bởi từ lâu, hệ THCS tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng không dạy học theo hình thức chuyên, mà dạy theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất năng lực học sinh" - vị hiệu trưởng này nói.
Chị Thủy - một phụ huynh có con đang học lớp 7 tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - cho biết: "Con tôi đang học tại đây, tôi thấy cách dạy học sinh tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa không phải theo hướng chuyên, mà con học nhẹ nhàng, được tham gia nhiều hoạt động, kỹ năng. Vì thế, sau khi nghe nói trường chuyển đổi mô hình thì cần tách hệ THCS ra khỏi Trường THPT Trần Đại Nghĩa".
Học sinh THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong một hoạt động trước Tết Nguyên đán - Ảnh: MỸ DUNG
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ Phạm Quang Huân - nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) - cho biết ông rất hoan nghênh việc TP.HCM xây dựng dự án chuyển đổi mô hình của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho phù hợp với Luật Giáo dục và các quy định chung.
"Việc chuyển đổi mô hình Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nên bám theo nghị quyết trung ương và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tinh thần không có trường chuyên bậc tiểu học, THCS" - thạc sĩ Phạm Quang Huân nói. Đồng thời, ông cũng cho biết có hai mô hình:
Thứ nhất, tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THCS Trần Đại Nghĩa và Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Trường THCS sẽ là trường dạy học theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ dạy theo hướng chuyên. Việc tách này vẫn sẽ đảm bảo TP.HCM có thể xây dựng một trường mũi nhọn vì TP.HCM có cơ chế đặc thù.
Thứ hai, chuyển Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường liên cấp THCS - THPT Trần Đại Nghĩa. Mô hình này sẽ không còn tồn tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nữa, mà cả hệ thống THCS - THPT đều đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Với mô hình này, TP.HCM sẽ bỏ hệ chuyên. Điều này có lẽ sẽ gây tiếc nuối với phụ huynh, học sinh TP.HCM. Mặt khác, việc TP.HCM để bậc THCS trong Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa có lẽ với lý do để chuẩn bị nguồn học sinh cho các trường chuyên cũng như Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Vì thế ông Phạm Quang Huân cho rằng TP.HCM có thể sẽ chọn mô hình tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành hai trường sẽ hợp lý hơn.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa có hai cơ sở
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được thành lập trên cơ sở Trường THPT Trần Đại Nghĩa vào năm 2000. Những năm qua, trường tuyển sinh cả hai hệ THCS và THPT. Hệ THCS của trường là một địa chỉ "hot" vì mong muốn cho học sinh vào đây của phụ huynh.
Trường này có hai cơ sở, cơ sở 1 tại Lý Tự Trọng - quận 1; cơ sở 2 tại TP Thủ Đức và là địa chỉ dạy của bậc THCS.
Do quy định không có hệ chuyên bậc THCS, TP.HCM đang kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiếp tục tuyển sinh bậc THCS năm học 2024-2025 ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa với hình thức khảo sát.
Để Trường chuyên Amsterdam và Trần Đại Nghĩa tiếp tục tuyển sinh lớp 6, được không?
Nhiều phụ huynh và học sinh đề nghị có cơ chế đặc thù để Trường chuyên Amsterdam (Hà Nội) và Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) được tiếp tục tuyển sinh lớp 6.
TPO - Từ ngày 1 đến 9/7/2025, TPHCM tiếp nhận gần 80.000 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó hơn 60% thuộc cấp xã. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, việc xử lý hồ sơ, phản ánh, khiếu nại đang được duy trì liên tục, không gián đoạn.
TPO - Theo ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, việc 2,5 điểm đậu vào lớp 10 trường công lập là trường hợp cá biệt, không phản ánh chất lượng giáo dục của địa phương.
TPO - Nguyễn Thành Long (SN 1988, còn gọi là Tiến "bịp") từng đỗ khoa "Đóng tàu", Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với 24,5 điểm. Tuy nhiên, nhiều năm liền trên giảng đường, Tiến "bịp" có kết quả học tập kém, nợ nhiều môn dẫn đến phải bỏ học, không có bằng tốt nghiệp.
TPO - Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cấp xã - làm quyết liệt ngay từ đầu, không để “mất bò mới lo làm chuồng”, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương hai cấp thực sự liêm chính, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
TPO - Với việc Nguyễn Anh Minh (hạng 48 thế giới) và Lê Khánh Hưng (hạng 200) có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng WAGR, golf Việt Nam lần đầu trong lịch sử được góp mặt tại Giải vô địch đồng đội nghiệp dư thế giới.
TPO - Từ thực tế đi kiểm tra một số phường, xã, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, trung tâm phục vụ hành chính công ở các phường, xã mới hoạt động rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Việc tiêu thụ rượu cùng sầu riêng có thể gây ra các biểu hiện như buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy rượu và sầu riêng có thể gây chết người như lời đồn.
TPO - Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan khóc, cho biết cảm thấy đau đớn, giày vò khi nhiều thế hệ cán bộ của tỉnh Vĩnh Phúc vướng lao lý; ông Nguyễn Văn Hậu nhận hết trách nhiệm, xin khắc phục triệt để hậu quả,... là điểm đáng chú ý qua phiên xét xử 41 bị cáo phạm tội trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
TPO - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng thực hiện nhiều công việc khó chưa có tiền lệ, để điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025.