Nếu khắc phục 3/4 số tiền tham ô bà Trương Mỹ Lan sẽ thoát án tử hình?

Admin

Theo tòa án cấp phúc thẩm, nếu sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mà bà Trương Mỹ Lan vẫn tích cực khắc phục 3/4 tài sản tham ô thì sẽ được chuyển từ tử hình xuống chung thân.

Bà Trương Mỹ Lan  - Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan

Ngày 3-12, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM tuyên án đối với bà

Tuyên án phúc thẩm đối với bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm

Bà Trương Mỹ Lan: Hồi trẻ tôi làm việc rất cơ cực vì nghĩ trên đời phải có tiềnBà Trương Mỹ Lan nộp 80 tỉ, ông Dương Tấn Trước khắc phục toàn bộ hậu quảBà Trương Mỹ Lan đòi SCB trả lại 5.000 tỉ đồng tăng vốn điều lệ

Tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi, lời khai của các bị cáo phù hợp với nhau, phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác. 

Theo đó, bà Trương Mỹ Lan là chủ của nhiều công ty khác nhau, hoạt động theo mô hình tập đoàn trong đó Công ty Vạn Thịnh Phát đóng vai trò trung tâm.

Trước khi hợp nhất SCB, bà Lan đã vay ở 3 ngân hàng để thực hiện các dự án bất động sản. 

Sau khi biết 3 ngân hàng trên mất khả năng thì bà Lan mua lại cổ phần của các ngân hàng này. 

Đến tháng 10-2012, sau khi hợp nhất, bà Lan chiếm 91,5% cổ phần của SCB, bà Lan đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền ngân hàng.

Trong đó, từ năm 2012 - 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỉ đồng cả gốc và lãi. 

Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỉ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Từ tháng 2-2018 đến tháng 10-2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỉ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng; gây thiệt hại gần 130.000 tỉ đồng tiền lãi phát sinh. 

Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra tại thời điểm trước và sau ngày 1-1-2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội tham ô tài sản.

Đưa hối lộ để che giấu thực trạng yếu kém của SCB

Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra.

Trong đó, Võ Tấn Hoàng Văn (tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bà Đỗ Thị Nhàn (cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.

Bị cáo Chu Lập Cơ có mối quan hệ thân thích với bị cáo Trương Mỹ Lan nên đã tin tưởng bà Lan, ký hồ sơ mà không kiểm tra, không thực hiện đúng phương án vay vốn…

Hội đồng xét xử đánh giá bà Lan phạm tội với vai trò tổ chức, chỉ đạo các bị cáo khác, một lúc thực hiện 3 hành vi phạm tội, gây ra thiệt hại đặc biệt lớn. 

Do đó, tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt hình phạt chung cho cả 3 tội là tử hình là đúng người, đúng tội.

Mặc dù bà Lan có ý thức nộp khắc phục hậu quả vụ án, tổng cộng số tiền một số người liên quan trả cho bị cáo là trên 20.000 tỉ đồng, bị cáo chủ động đưa hơn 440 tài sản chưa được định giá và dự án 6A (Trung Sơn, Bình Chánh) để khắc phục.

Tuy nhiên theo hội đồng xét xử, các tài sản này chưa đủ cơ sở pháp lý để xác định giá trị tài sản. Do vậy, chưa đủ cơ sở xác định bà Lan đã khắc phục được ¾ số tiền đã tham ô.

Tại cấp phúc thẩm bà Lan có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, cố gắng khắc phục thiệt hại, đây là tình tiết giảm nhẹ mới nên viện kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là có cơ sở.

Xét tổng thể thiệt hại của vụ án là đặc biệt lớn, bị cáo cùng lúc phạm nhiều tội nên không có cơ sở để giảm nhẹ về tội tham ô và đưa hối lộ.

Tuy nhiên, hội đồng xét xử cũng cho biết nếu sau khi bản án có hiệu lực pháp luật mà bị cáo Lan vẫn tích cực khắc phục ¾ tài sản tham ô thì sẽ được chuyển từ tử hình xuống chung thân.

Không chấp nhận kháng cáo xin giảm án chung thân của bà Đỗ Thị Nhàn

Đối với họat động thanh tra ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo 3 đoàn thanh tra để thanh tra SCB.

Trong 3 đoàn thanh tra nêu trên đoàn thanh tra năm 2017-2018 là thanh tra toàn diện SCB. Tuy nhiên quá trình thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra đã vi phạm nghiêm trọng quy định, nhận tiền quà để bao che sai phạm.

Trong đó bà Đỗ Thị Nhàn (cựu trưởng đoàn thanh tra) là người chỉ đạo, chịu trách nhiệm chung về kết quả thanh tra, đã 4 lần nhận tiền của Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan tổng cộng 5,2 triệu USD để không đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt. Hậu quả là đã gây thiệt hại cho SCB hơn 514.000 tỉ đồng.

Mặc dù bị cáo có thành tích trong công tác, đã nộp lại số tiền nhận hối lộ, gia đình có công với cách mạng…Tuy nhiên, xét tính chất, mức độ gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, nhiều lần nhận hối lộ, không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước mà còn gây thiệt hại lớn, gây dư luận xấu trong xã hội nên cần có mức án nghiêm khắc.

Do đó, đơn kháng cáo của bị cáo không được HĐXX chấp nhận.

Một số bị cáo khác thuộc đoàn thanh tra được HĐXX chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Bà Trương Mỹ Lan  - Ảnh 2.Bà Trương Mỹ Lan nói chưa từng được ngủ với con, từ khi sinh ra đã giao cho vú nuôi

'Thậm chí cho đến hôm nay, bị cáo vẫn chưa được ngủ với con của mình, vì từ khi sinh ra bị cáo đã giao nó cho bà vú để lao vào công việc', bà Trương Mỹ Lan nói lời sau cùng.