Ngày về của cha

Admin

Cha tôi, người làng An Hải, một làng bên bờ đông Sông Hàn. Ông theo cách mạng, đi kháng chiến, vào bộ đội khi còn rất trẻ.

Ngày về của cha - Ảnh 1.

Ba má tôi ngày trở về

Ông từng bị giặc Pháp bắt giam và vượt ngục trốn thoát.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, mang theo trái tim nặng trĩu nhớ thương: nhớ làng, nhớ sông, nhớ từng con người thân yêu ở quê nhà.

Cha tôi công tác trong ngành giao thông vận tải, bám trụ ở tuyến

Ba má tôi và các cháu nội, cháu ngoại

Ông đi khắp xóm tìm gặp người thân, gặp lại các cô, cậu, dì tôi sau bao năm xa cách. Không ai nói nên lời, chỉ có vòng tay ôm chặt, nước mắt lặng lẽ rơi và những cái nhìn sửng sốt không tin là cha tôi còn sống trở về.

Qua bao năm, căn nhà xưa không còn nguyên vẹn, vườn tược um tùm. Rặng tre ngoài bìa ruộng đã mọc ra tận bờ sông.

Ông lặng ngồi trên mô đất giữa vườn nhìn ra bờ sông, lắng nghe tiếng gió, tiếng sóng vỗ, hút một điếu thuốc, rít một hơi thật sâu rồi ngửa mặt nhìn lên bầu trời sao thưa và thở ra chầm chậm.

Sau này ông kể lại: "Chưa bao giờ tao hút điếu thuốc mà thấy nó ngon như vậy!". Một điếu thuốc hòa bình, hút giữa quê nhà sau hơn 20 năm đạn bom chia lìa.

Có lẽ đó là giây phút mà ông cảm nhận trọn vẹn nhất hai chữ "HÒA BÌNH", không phải trong những văn kiện, bản tin, mà là trong hơi thở quê nhà, trong tiếng lá tre xào xạc, trong tiếng sông Hàn vỗ nhè nhẹ, trong cái mùi rất riêng của đất quê.

Tin Sài Gòn được giải phóng ít ngày sau đó, khiến niềm vui như vỡ òa. Cha tôi mừng như đứa trẻ "Thống nhất thật rồi! Hòa bình thật rồi!", ông cứ nhắc đi nhắc lại suốt mấy ngày liền.

Ít ngày sau, ông ra Bắc sắp xếp công việc, vội vã đưa má tôi và các con về quê. Chuyến trở về của cả gia đình như một giấc mơ có thật.

Sau này, mỗi lần sum họp, ông thường kể lại câu chuyện ngày về trong niềm hạnh phúc không bao giờ cạn.

Với ông, đấy là ngày trái tim ông được lành lại, ngày mà mọi nhớ nhung, chia xa, lo sợ đều tan biến trong hương đất quê hương. Ông hay nói với con cháu: "Ông là người may mắn vì bom đạn đã tránh ông, ông thương lắm những đồng đội đã không thể trở về".

Cha tôi mất vào một ngày mùa xuân. Hôm tiễn ông đi ngang qua khu vườn cũ nơi ông từng ngồi hút điếu thuốc giữa đêm hòa bình đầu tiên, gió vẫn thổi, tiếng sóng từ sông Hàn vẫn vỗ nhè nhẹ vào bờ. Tất cả đã trở thành kỷ niệm.

Nhưng chúng tôi biết, điều ông để lại không chỉ là kỷ niệm, mà còn là bài học sống động về tình yêu quê hương, về niềm tin và khát vọng hòa bình.

Những câu chuyện thời chiến của cha tôi đã trở thành một phần ký ức thiêng liêng, được chúng tôi kể lại cho con cháu như một lời nhắc nhở về giá trị của hòa bình để thế hệ mai sau biết trân trọng và gìn giữ.

Cảm ơn hơn 600 bạn đọc đã gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành, diễn ra từ 10-3 đến 15-4) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến ngày 15-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được hơn 600 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm nhà báo Nguyễn Trường Uy - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Thị Hậu - phó tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Tổng thư ký Hội Sử học TP.HCM, nhà nghiên cứu - nhà văn Nguyễn Trương Quý sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Ngày về của cha  - Ảnh 4.Hòa bình, nhớ má

Những ngày này, như mọi người, lòng con rộn rã mừng 50 năm thống nhất đất nước, nhưng con lại không nguôi nhớ đến má trong buồn vui lẫn lộn.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề