Chỉ làm một lần, phục vụ cho một quá trình dài
Thưa ông, từng trực tiếp tham gia vào công tác
Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: PV.
Việc tinh gọn bộ máy cũng đã gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị;
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo Trung ương về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Ảnh: TTXVN.
Bài học thứ hai, không nên đi theo “lối mòn” sáp nhập tổ chức một cách cơ học. Bởi vì, sau mỗi lần sáp nhập, mặc dù đầu mối tinh gọn lại một chút nhưng biên chế, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn không thay đổi và số lượng cấp phó lại tăng lên trong tổ chức mới. Từ đó, dẫn đến câu chuyện vướng mắc trong điều hành, trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức mới. Tinh gọn bộ máy nhưng lại không giảm được biên chế, khi số lượng biên chế không giảm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ, ảnh hưởng đến gánh nặng ngân sách mà chưa chắc đã làm tốt nhiệm vụ. Vì sẽ có tình trạng nhìn nhau, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm…
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhắc lại lời của Lê-nin: “thà ít mà tốt”. Điều này luôn là chân lý và nhất là khi chúng ta đang chuyển sang chế độ công vụ vị trí việc làm. Tôi thấy ít mà tốt còn hơn là nhiều mà không tốt. Thực hiện tinh gọn bộ máy phải xác định được vị trí việc làm và ứng với nó là số lượng người làm việc phù hợp trong mỗi tổ chức. Đồng thời, mạnh dạn bố trí người có năng lực, có trách nhiệm, có tinh thần cống hiến vào tổ chức mới; đưa những người không đủ năng lực, thiếu trách nhiệm ra khỏi đội ngũ, sang làm việc ở khu vực khác. Đây cũng là một cách làm mạnh mẽ, dũng cảm, chấp nhận hy sinh như một sự cống hiến vì sự nghiệp phát triển đất nước trong thời đại mới, kỷ nguyên mới.
Bài học thứ ba, khi sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ dẫn đến câu chuyện phân cấp và ủy quyền. Hiện nay, phân cấp, ủy quyền vẫn có những hạn chế. Nhiều khi địa phương hoặc các cơ quan dù được phân cấp nhưng trước khi quyết định vấn đề gì lại phải có văn bản hỏi xin chủ trương, xin ý kiến…
Phân cấp như thế mang tính hình thức, không có thực chất, bởi vì trước khi quyết định điều gì anh vẫn phải hỏi tôi, tôi vẫn có quyền... Địa phương làm gì cũng hỏi các bộ, ngành Trung ương, rồi mới dám làm, hoặc các bộ, ngành khi phân cấp vẫn yêu cầu phải xin ý kiến trước…
Phân cấp, ủy quyền mang tính hình thức, hậu quả để lại vẫn là sự trì trệ, ách tắc, mất thời gian, mất cơ hội, tạo nên những “điểm nghẽn” trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Trong bài học này, chúng ta đã quên mất mục đích đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là để phát huy vai trò tự quản của địa phương. Chúng ta vẫn đi theo tư duy kế hoạch hóa tập trung trước đây. Chính phủ đã chuyển từ việc “lo từ cái kim sợi chỉ” sang Chính phủ quản lý và điều hành mọi việc. Nay Chính phủ quản lý và điều hành cần chuyển sang Chính phủ quản trị và phục vụ, không nên để việc to, việc nhỏ đều trình lên Thủ tướng.
Nhiều việc thuộc thẩm quyền của địa phương vẫn đẩy lên các bộ, ngành, các bộ, ngành cũng không dám quyết lại đẩy lên Thủ tướng. Thế thì Thủ tướng còn đâu thời gian.
Ngoài ra, các bộ, ngành phải hoạch định chính sách và triển khai, hướng dẫn thực hiện, nhưng lại tham gia vào vấn đề quyết định các công việc cụ thể thay cho địa phương, đấy cũng là một bài học cần rút kinh nghiệm.
Bài học thứ tư, tổ chức bộ máy vẫn chưa tinh gọn, đi theo hướng cơ học. Đáng ra chúng ta phải thành lập một tổ chức mới trên cơ sở giải thể các tổ chức hiện hành, chứ không phải chỉ đơn thuần sáp nhập hai, ba tổ chức vào để có một tên mới.
Thứ năm, về nhận thức, nói nôm na chúng ta vẫn quen với cơ chế xin-cho, khi làm việc thì quyền anh, quyền tôi, ai cũng muốn có quyền, nhưng cuối cùng chẳng ai có quyền và chịu trách nhiệm. Từ đó dẫn đến câu chuyện trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đưa ra các quyết định giải quyết các nhu cầu của người dân, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp thì ai cũng thích có quyền, vì bên cạnh cái quyền là có cái lợi.
Cuộc cách mạng "làm đến cùng, triệt để"
Từ những kinh nghiệm ở trên, theo ông, để đạt hiệu quả trong cải cách, sắp xếp, tinh gọn bộ máy, chúng ta cần làm gì?
Tinh gọn bộ máy lần này, như Tổng Bí thư Tô Lâm nói là một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, muốn đạt hiệu quả thì phải làm đến cùng và triệt để. Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy này được tiến hành trong cả hệ thống chính trị, được thể hiện một cách tổng thể, toàn diện và đồng bộ, nếu làm đến cùng và triệt để thì mới bảo đảm được sự thành công. Và việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị sẽ thành công hơn gấp bội nếu chúng ta đồng thời thực hiện cả việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đó là Cách mạng.
Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy phải làm nhanh, sớm hoàn thành trước Đại hội XIV. Ảnh: TTXVN. |
Thứ hai, tinh gọn tổ chức bộ máy cần chú ý không thực hiện một cách cơ học. Việc thành lập một tổ chức mới hoặc giải thể các tổ chức khác có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn quản trị quốc gia, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nếu giải quyết được vấn đề đó thì việc tinh gọn bộ máy lần này chính là tổ chức lại, tái cấu trúc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta phù hợp với yêu cầu hiện nay - yêu cầu về quản trị quốc gia; về cách mạng công nghiệp lần thứ tư với chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo; về phát triển kinh tế thị trường, về hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nếu chúng ta vẫn tư duy theo “lối mòn” trước đây, giảm đầu mối nhưng cơ cấu tổ chức bên trong, đội ngũ cán bộ, công chức chỉ là số cộng đơn giản vào tổ chức mới, số lượng vẫn nguyên thì gây ra lãng phí và sẽ dẫn đến câu chuyện không thay đổi gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Trong đợt sắp xếp này cũng nên thực hiện theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư là triển khai thống nhất về mặt tư tưởng, quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt và phải có lòng dũng cảm, dám hy sinh để triển khai thực hiện. Đồng thời phải đảm bảo có nghiên cứu thấu đáo, chúng ta “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng không có nghĩa là làm vội vàng, thiếu tính thận trọng, cẩn thận. Chúng ta phải có một cái nhìn khoa học, tổng thể và đặt yêu cầu của bối cảnh hiện nay để thiết kế cơ cấu tổ chức, tái cấu trúc phù hợp…
Tôi cho rằng nếu thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư thì sẽ đảm bảo được hiệu quả và mục tiêu đặt ra trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!