Tập truyện ngắn 'Trên đỉnh giời' của nhà văn Y Ban được trao giải đặc biệt đầu tiên của Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.
Mục lục
Đây là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đầu tiên cho Y Ban sau gần 40 năm viết văn với không ít thành tựu và danh tiếng.
Năm 2012 bà từng được Khóc cười với giải thưởng văn chương'Khởi nghiệp văn chương' mở đầu Giải thưởng Văn học trẻ Đại học Quốc gia TP.HCMGiải thưởng hay diễu hành văn chương?
Tập truyện khi được đưa vào xét Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 nhận được số phiếu tuyệt đối của cả hội đồng sơ khảo lẫn hội đồng chung khảo.
Tuy nhiên trước khi công bố giải thưởng chính thức, tập truyện bị phản ánh là "phạm quy" khi không đạt "tỉ lệ tác phẩm đạt trên 80% chưa in trong cuốn sách khác".
Sau khi cân nhắc, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vẫn quyết định trao giải đặc biệt cho tập truyện ngắn của Y Ban vì chất lượng văn chương nổi trội của tập truyện trong mặt bằng xuất bản văn chương năm nay.
Một Y Ban khác
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Thạch là người ủng hộ nhiệt tình của tập truyện ngắn Trên đỉnh giời của Y Ban ngay từ sớm, khi tập truyện mới ra mắt bạn đọc. Ông đánh giá đây là "tập truyện ngắn xuất sắc nhất mà chúng ta có thể chờ đợi ở văn chương Việt Nam hiện nay".
Trong đó ông ghi nhận điều lớn nhất ở tập truyện này là cho thấy một Y Ban khác với thời Y Ban I am đàn bà. "Tất cả đều thể hiện một nỗ lực cảm động và đáng kính trọng của một nhà văn trong nghề nghiệp khi cố gắng lớn nhất của bà là vượt qua chính mình.
Chỉ cần ba truyện ngắn trong tập này: Ký ức tươi đẹp; Biệt đội Thiên Lý và Trên đỉnh giời là đủ để xếp Y Ban vào số những người viết truyện ngắn xuất sắc nhất của văn chương Việt Nam hiện đại", ông Thạch nhận định.
Theo nhà phê bình này, mặc dù xuất hiện sau Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… nhưng Y Ban vẫn thuộc lớp nhà văn thứ nhất của văn chương Đổi mới. Một trong những thay đổi về mỹ học quan trọng của lớp nhà văn này so với lớp nhà văn sáng tác trước 1986 là sự phát hiện ra cái ác ngay trong lòng đời sống.
Nhưng cũng chính phát hiện ấy trở thành một ám ảnh, một sức nặng đè lên thế hệ này. Theo ông Thạch, văn Y Ban, cho đến I am đàn bà mang nặng tác động của phát hiện này, nhưng tới Trên đỉnh giời nữ nhà văn đã thoát khỏi nỗi ám ảnh nói trên để làm một cái gì khác, một Y Ban khác.
"Bà tìm kiếm những chiều kích khác nhau của đời sống, tạo nên những tình huống hiểm nghèo để bộc lộ những vấn đề khủng khiếp của nhân sinh và đi đến tận cùng cái phức tạp của con người. Tập truyện của bà có một vẻ đẹp cổ điển, như bi kịch", ông Thạch chia sẻ.
Trần Lê Khánh lần thứ hai được trao giải
Ngoài giải đặc biệt cho Y Ban, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 còn trao cho Gia đình có bốn chị em gái, tiểu thuyết của Phạm Thị Bích Thủy (NXB Hội Nhà Văn - Tao Đàn).
Ở thể loại thơ có tới ba tập thơ được trao giải gồm: Phục sinh của Đào Quốc Minh, Viễn ca của Nguyễn Tiến Thanh, Đồng của Trần Lê Khánh.
Ở thể loại lý luận phê bình trao cho tác phẩm Lý luận phê bình văn học miền Nam 1954-1975; tiếp nhận và ứng dụng" của Trần Hoài Anh.
Thể loại văn học thiếu nhi, giải thưởng được trao cho tác phẩm Chiếc xe buýt bay (NXB Kim Đồng) của hai tác giả Võ Thị Mai Chi và Huỳnh Bá Long.
Văn học dịch tiếp tục không có giải.
Trong số này có ba tác phẩm không được hội đồng sơ khảo chọn là Gia đình có bốn chị em gái của Phạm Thị Bích Thủy, Đồng của Trần Lê Khánh và Viễn ca của Nguyễn Tiến Thanh.
Quy chế cho phép Hội đồng chung khảo có để đưa lên xét giải những tác phẩm mà Hội đồng sơ khảo loại, tuy nhiên việc này cũng khiến không ít người người quan tâm tới giải thưởng phải tâm tư.
Một điểm đáng chú ý khác: nếu nhìn vào giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam mấy năm gần đây có thể thấy sự "vươn mình" của các cây bút doanh nhân.
Có thể kể đến Nguyễn Phúc Lộc Thành (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023), Trần Lê Khánh (hai lần Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022, 2024), Phạm Thị Bích Thủy (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024)...
Trong số các doanh nhân viết văn này, có những người từng học văn chương, sau làm kinh doanh rồi trở lại với văn chương như Nguyễn Phúc Lộc Thành, Phạm Thị Bích Thủy.
Nhà văn Y Ban sang Pháp... đọc thơ
TTO - Những ngày này, nhà văn Y Ban có phần bận rộn, không phải vì “phu chữ” trên những tập truyện ngắn hay một cuốn tiểu thuyết nào đó, mà là trên những... bài thơ.
TPO - Lý giải về nguyên nhân chậm tiến độ, Bộ Y Tế cho biết, dự án Bạch Mai cơ sở 2, dự án Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 là các dự án lớn của ngành Y tế, lần đầu áp hình thức EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) nên Bộ Y tế, chủ đầu tư và nhà thầu chưa lường hết được khó khăn, vướng mắc khi triển khai dự án theo hình thức này.
TPO - Trò chuyện với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, trường học nên hướng tới việc không dạy thêm học thêm. Bên cạnh đó, phụ huynh, người dân cũng cần thay đổi nhận thức về việc cho con đi học thêm kiến thức quá nhiều, không chú trọng các kỹ năng khác "để khi ra đời dễ bị thua thiệt".
TPO - Từ ngày 1 đến ngày 7/1, lực lượng CSGT thành phố kiểm tra, phát hiện xử lý 11.830 trường hợp vi phạm, tạm giữ 4.333 phương tiện; phạt tiền ước tính 42,5 tỷ đồng.
TPO - BRICS vừa thông báo đã có thêm 9 quốc gia nhận lời mời trở thành đối tác của khối. Việt Nam cho biết việc tham gia vào các cơ chế luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với đường lối đối ngoại, cũng như điều kiện và khả năng của Việt Nam.
TPO - Đỗ Thị Hà cho biết cô từng tự ti về nhan sắc, phân vân trước thời điểm nộp hồ sơ thi Hoa hậu Việt Nam. “Hồi đó, tôi nghĩ mình ổn thôi, đến khi đăng quang, tôi mới thấy mình đẹp”, Hoa hậu Đỗ Thị Hà nói.
TPO - Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa quyết định chuyển 310 thôn thành 310 tổ dân phố trên địa bàn các phường thuộc TP Thủy Nguyên, quận Hồng Bàng và quận An Dương.