Đây là ví von của ông Vũ Văn Yêm - Đại học Bách khoa Hà Nội - khi nói về tiêu chuẩn giảng viên và nơi làm việc của giảng viên đại học.
Mục lục
Ông Vũ Văn Yêm cho rằng giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ - Ảnh: N.T.
Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ Doanh thu đại học: Thuận quy mô sinh viên, nghịch số lượng giảng viênThu nhập của giảng viên trường tự chủ tăng mạnh
Cũng theo thông tư này, 70% giảng viên toàn thời gian được bố trí nơi làm việc tại trường, tối thiểu 6m2/cán bộ. Đây là thách thức lớn đối với các trường đại học.
"Nhưng nói thật không đâu như Việt Nam mình. Nhiều giảng viên chạy sô như ca sĩ. Gọi đi dạy là dạy, dạy ở trường xong rồi về. Hai ba tuần không lên trường. Như vậy không ổn. Tôi cho rằng phải thay đổi. Giảng viên phải có không gian làm việc, trao đổi, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên, có lab, có nghiên cứu nên phải có không gian làm việc, có chỗ làm việc. Phòng họp bộ môn hầu như đóng cửa suốt" - ông Yêm nêu thực tế.
Ông cũng nói thêm rằng Đại học Bách khoa Hà Nội phấn đấu 100% giảng viên có phòng làm việc. Nghiên cứu sinh, thạc sĩ định hướng nghiên cứu cũng có chỗ ngồi làm việc. Không tập trung làm việc thì đừng nói đến sự phát triển.
Trong khi đó, đại diện một trường đại học cho rằng chuẩn phòng làm việc cho giảng viên có thể gây lãng phí vì bỏ trống. Như thực tế hiện nay, giảng viên chạy sô thường xuyên, nên nếu bố trí phòng làm việc cho giảng viên sẽ lãng phí đầu tư.
Nói về tiêu chuẩn nơi làm việc cho giảng viên, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng ngoài thời gian lên lớp, giảng viên còn tham gia các hoạt động khác như nghiên cứu, tiếp sinh viên, làm bài giảng. Điều này chỉ hiệu quả khi giảng viên làm việc ở trường. Do đó các trường cần quan tâm đến việc này. Đây không phải là yêu cầu quá cao.
Giảng viên đại học không chỉ dạy xong rồi về. Họ cần có giờ tiếp sinh viên, nghiên cứu, tham gia hoạt động chuyên môn, trao đổi đồng nghiệp. Đây là việc rất nên làm, phải thay đổi tư duy. Trường đầu tư, bố trí nơi làm việc mà giảng viên không lên làm việc thì cần phải xem lại vấn đề quản trị, môi trường làm việc.
Tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ còn thấp
Một trong những thách thức khác khi áp dụng chuẩn cơ sở giáo dục đại học đó là tỉ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ. Ông Yêm cho rằng đây là tiêu chí khá thách thức với các trường, nhất là miền Nam. Thống kê cho thấy hiện có khoảng 85.000 giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm.
Trong số này chỉ có 26.800 giảng viên có trình độ tiến sĩ, chiếm 32%. Tuy nhiên các trường miền Bắc có tỉ lệ tiến sĩ cao hơn miền Nam. Các trường khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ giảng viên tiến sĩ rất thấp.
Theo chuẩn, đến năm 2030 có khoảng 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Hai năm nay nhiều trường rầm rộ tuyển tiến sĩ, trả 300 - 500 triệu đồng cho tiến sĩ về trường có lẽ là chạy theo thông tư này. Điều này cũng tốt. Tuy nhiên, tiêu chí này là thách thức và yêu cầu các đơn vị có chiến lược đào tạo cán bộ phù hợp.
Trường đại học Đồng Nai rút lại báo cáo về việc ‘không thể bố trí việc làm’ cho giảng viên
Hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai cho hay việc báo cáo chưa bố trí được việc làm cho giảng viên là chưa chuẩn nên đã gây ra bức xúc cho giảng viên.
TPO - Giá nhà ở tại TPHCM hiện vẫn thuộc hàng cao nhất cả nước, trong khi cơ cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng. Nhà ở thương mại giá bình dân gần như vắng bóng, người thu nhập thấp khó có thể tiếp cận nhà ở phù hợp.
Trong lúc nhiều nơi loay hoay với việc cấm học sinh dùng điện thoại, thì thầy và trò Trường THPT Ngô Quyền ở đảo xa Phú Quý đồng lòng từ nhiều năm qua.
Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…
Một số hộ dân ở xã Sơn Mỹ, tỉnh Lâm Đồng phản ánh đến Tuổi Trẻ Online việc Nhà máy chế biến bột Imexco - Bình Thuận gây mùi hôi nồng nặc, nhất là ban đêm.
TPO - Ngày 11/7, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của ngành Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Trần Đức Thắng cho biết, Thanh tra Chính phủ đã triển khai quyết liệt "chiến dịch 90 ngày đêm" tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài, vượt cấp lên Trung ương.
TPO - Cuộc đình công kéo dài một năm của khoảng 3.000 diễn viên lồng tiếng và chuyển động trong ngành trò chơi điện tử Hollywood chấm dứt, sau khi liên đoàn Liên đoàn Diễn viên Màn ảnh - Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh SAG-AFTRA đạt được nhiều thỏa thuận có lợi cho diễn viên.