Dự án này được triển khai tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan, thuộc huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Khu vực được nhận định rất có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao. |
Tiến độ đầu tư dự án từ năm 2010-2018, nhưng sau 13 năm (2010-2023) kể từ khi được giao đất, tiến độ dự án hiện nay chỉ đạt khoảng 10%. |
Chủ đầu tư của dự án KĐT Đại Ninh là Công ty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh). Bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT và người đại diện pháp lý. |
Công ty Sài Gòn Đại Ninh ban đầu là doanh nghiệp độc lập, nhưng sau một thỏa thuận, ông |
Từ tháng 1/2021, ông Nguyễn Cao Trí chính thức trở thành người đại diện pháp lý của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Đến tháng 9/2022, ông Trí nhờ em trai là Nguyễn Cao Đức đứng tên mua 7% cổ phần của bà Phan Thị Hoa, giá trị 700 tỷ đồng, nâng tổng cổ phần ông Trí sở hữu lên 58%. |
Trong suốt quá trình triển khai dự án, có nhiều vi phạm nghiêm trọng liên quan đến phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Theo báo cáo, trong 10 năm qua, dự án đã làm mất 257ha rừng và 111ha đất rừng bị lấn chiếm. Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và không gian sinh thái. |
Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt sai phạm trong quá trình triển khai dự án KĐT Đại Ninh, trong đó có các vấn đề về quản lý |
Ngày 2/1/2024, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp về tội "Đưa, nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh. |
Liên quan đến siêu dự án, nhiều cán bộ tỉnh Lâm Đồng và Trung ương bị khởi tố, bắt giam để phục vụ công tác điều tra, như Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; bà Trần Bích Ngọc - cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ; ông Trần Đức Quận - cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; ông Trần Văn Hiệp - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. |