Những cách đơn giản mà hiệu quả khắc phục đau răng sau Tết

Admin

TPO - Đau răng sau Tết là tình trạng rất nhiều người gặp phải sau một chuỗi ngày dài tận hưởng niềm vui ăn uống và tiệc tùng.

Sau Tết các bệnh viện răng hàm mặt hay phòng khám nha khoa thường đông khách. Đó là hiện tượng bình thường bởi những bữa ăn ngày Tết có phần ‘dễ dãi’ so với nếp sinh hoạt thông thường đã vô tình tạo ra gánh nặng cho răng miệng lên gấp nhiều lần.

Trẻ nhỏ hay người lớn đều dễ gặp phải các vấn đề về răng sau một kỳ nghỉ Tết

Nhiều trẻ bị Đau răng, viêm chân răng, nhiệt miệng… là hiện tượng nhiều người lớn than phiền sau hơn một tuần Tết.

Chế độ ăn ngày Tết còn có thể phá hủy thành quả của không ít người đang trong thời gian theo dõi và điều trị nha khoa như: niềng răng, trồng răng, bọc răng... Nhiều người than phiền vì răng xuất hiện tình trạng ê buốt, nhức và tăng nhạy cảm, giảm hiệu quả điều trị.

Lời khuyên từ bác sĩ

Theo PGS.TS. Hoàng Đình Âu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), để chăm sóc sức khỏe răng miệng sau Tết, bạn hãy lưu ý đến một số vấn đề như sau:

Không dùng tăm nhọn xỉa răng bởi có thể làm tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thay vào đó sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau bữa ăn. Sử dụng tăm nước như một thiết bị hỗ trợ vệ sinh răng miệng là phát minh tiên tiến, hiện đại và mang lại hiệu quả hơn hẳn phương pháp truyền thống. Tăm nước là một loại dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ làm sạch khoang miệng và các kẽ răng. Cơ chế hoạt động của tăm nước là dùng những tia nước nhỏ có cường độ cao để tác động sâu đến từng kẽ răng, đẩy toàn bộ thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng ra ngoài.

Bổ sung thực phẩm, nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng luôn được tốt nhất. Đây là các vấn đề nhiều người biết nhưng vẫn ‘vi phạm’ trong chế độ ăn ngày Tết: Ăn quá nhiều đồ ngọt dễ dẫn đến sâu răng; uống quá nhiều bia, rượu khiến men răng bị ảnh hưởng; ăn quá nhiều chất đạm tăng nguy cơ ê buốt, nhức mỏi răng… Ngày Tết, chúng ta đã ‘lỡ’ để xảy ra tình trạng mất cân đối trong các nhóm thực phẩm, bạn cần sửa sai ngay khi có những dấu hiệu đau răng đầu tiên.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không ăn liên tục, gây áp lực cho cơ hàm và răng, tăng tình trạng đau răng. Điều chỉnh để các bữa ăn chính cách nhau 4 tiếng, bữa chính với bữa phụ cách nhau 2 tiếng.

TS. Hoàng Đình Âu cũng khuyên rằng, việc thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường liên quan đến răng miệng sẽ giúp giải quyết nhanh gọn các bệnh răng miệng, ngăn tiến triển nặng hơn.

Những cách đơn giản mà hiệu quả khắc phục đau răng sau Tết ảnh 2

Để không 'méo mặt' vì đau răng, có một số nguyên tắc chăm sóc răng miệng đơn giản.

Những nguyên tắc chăm sóc răng miệng đơn giản mà bạn cần nhớ

Không đánh răng ngay sau khi ăn

Hành động này sẽ làm yếu nướu và răng. Cần nhớ, sau khi ăn ít nhất 30 phút mới được đánh răng.

Đừng ngại đánh răng trước khi đi ngủ

Đây là điều vô cùng sai lầm vì trong khi ngủ vi khuẩn trong răng miệng có điều kiện thuận lợi phát triển kéo theo đó là nguy cơ men răng bị ăn mòn, sâu răng, bệnh nướu răng và mảng bám răng. Vì thế đừng bỏ qua việc này, dù chỉ 1 lần.

Không đánh răng quá mạnh

Lực nhấn bàn chải mạnh sẽ làm tổn thương nướu và chải bàn chải ngang làm mòn men răng. Điều quan trọng là không thể loại bỏ được các thức ăn thừa. Cách đánh răng đúng là đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ, không chải ngang. Mặt trong của răng là nơi chứa rất nhiều mảng bám, vụn thức ăn thừa dễ hình thành cao răng cho nên cũng phải đánh sạch như mặt ngoài.

Không đánh răng quá nhiều lần trong ngày

Đánh răng quá nhiều lần có thể gây tổn thương men răng. Chỉ cần đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau bữa trưa hoặc các lần ăn vặt trong ngày, bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước lấy sạch thức ăn thừa tại kẽ răng sau đó súc miệng lại bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý là đủ cho một hàm răng khỏe mạnh.

Lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần

‎Cao răng thường có màu vàng nâu và chải răng thông thường không thể làm sạch được. Nếu không vệ sinh và loại bỏ thì sẽ gây ra bệnh viêm nướu phát triển thành viêm nha chu có thể làm mất răng.

Không bỏ qua khâu vệ sinh bàn chải

Mỗi lần đánh răng xong, bạn cần rửa kỹ bàn chải dưới vòi nước. Một số loại dung dịch sát khuẩn đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn trên mặt bàn chải đánh răng như nước súc miệng kháng khuẩn, giấm, dung dịch hydrogen peroxide 3%, ... Vì vậy, sau khi đánh răng xong, bạn có thể ngâm đầu bàn chải đánh răng vào một trong số các loại dung dịch đó vài phút để làm sạch. Đối với phương pháp này, bạn không cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày mà có thể thực hiện 1 tuần/lần. Ngoài ra, bạn nhớ để riêng bàn chải không được để chung một chỗ với các thành viên trong gia đình. Nên thay bàn chải đánh răng ba tháng một lần hoặc sau khi nào bạn bị bệnh.

Không quên chăm sóc nướu răng

Nhiều người thường tập trung chăm sóc răng mà chưa quan tâm nhiều đến vùng xung quanh răng như nướu răng và các mô nha chu. Chăm sóc và bảo vệ nướu chắc khỏe bằng cách massage cho chúng với bàn chải đánh răng hoặc ngón tay theo vòng tròn.

Bác sĩ chỉ cách tránh khỏi những cơn đau răng tê tái
Vì sao cắn móng tay, sâu răng, đau cơ cũng báo hiệu bạn bị stress?
Vì sao cắn móng tay, sâu răng, đau cơ cũng báo hiệu bạn bị stress?
Ảnh minh hoạ: Internet
Đau đớn, miệng 'hôi như cú' vì gắn răng khểnh giả để ... làm đẹp