![]() |
Sinh thời
Chiến hạm Dumont D’Urville của Pháp từng đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về nước sau chuyến đàm phán tại Pháp.
![]() |
Tuyển bóng đá Liên quân Hải Phòng năm 1946, ảnh của nhà văn Đặng Vương Hưng được cố danh thủ Nguyễn Lan cung cấp. |
Ngày ấy Hải Phòng là một trong những địa phương bóng đá rất phát triển, và danh thủ Nguyễn Lan được chỉ định là đội trưởng có nhiệm vụ tập hợp anh em, tạo thành Đội tuyển bóng đá Hải Phòng ra sân ngày 21/10.
Mặc dù không có thời gian tập luyện, lại thấp bé nhưng đội bóng đất cảng với kỹ thuật điêu luyện đã gây ra rất nhiều khó khăn cho đội thủy thủ Dumont d' Urville. Chúng ta dẫn trước 1-0 sau hiệp một, tuy nhiên với tinh thần giao lưu, giữ hòa khí tránh căng thẳng không đáng có, danh thủ Nguyễn Lan cùng đồng đội khiến trận đấu kết thúc với tỷ số 1-1.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quân và dân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội, sân bóng đá SEPTO được xây dựng lại, đổi tên thành sân hàng Đẫy. Ngày 24/8/1958, sân Hàng Đẫy chính thức khánh thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng tới dự lễ khánh thành, xem cuộc diễu hành của 3.000 vận động viên, các bài đồng diễn thể dục của hơn 1.000 học sinh, sinh viên, vận động viên, sau đó dự khán trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Phnôm Pênh (Campuchia) với đội tuyển Hải Phòng.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự khán trận khai trương sân Hàng Đẫy giữa đội tuyển Phnôm Pênh (Campuchia) với đội tuyển Hải Phòng. (Ảnh: Viên Hồng Quang phục dựng màu từ ảnh tư liệu của TTXVN). |
Trong một bức ảnh hiếm hoi về sự kiện này (được bạn trẻ Viên Hồng Quang kỳ công phục dựng màu), có thể thấy Bác Hồ cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngồi trên ghế gỗ ở khán đài xi măng, hòa chung với nhân dân xem bóng đá.
Đây cũng không phải lần đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh tới xem một trận bóng đá tại thủ đô Hà Nội. Bác Hồ từng dự khán trận đấu giữa Tổng cục Bưu Điện và công nhân Cảng Hà Nội ở sân Cột Cờ (sân Margin cũ) vào ngày 1/5/1957. Cũng tại sân này, ngày 26/5/1957, Bác đã theo dõi cuộc tranh tài giữa tuyển Campuchia và đội tuyển Hà Nội.
Theo lời kể của cựu danh thủ, HLV Trần Duy Long, "trong những năm tháng khó khăn ấy, Đảng và Nhà nước vẫn hết sức coi trọng phát triển thể dục thể thao, đặc biệt là bóng đá". Thời gian đó, chúng ta có một Đội tuyển Quốc gia thường trực, tập hợp những cầu thủ tốt nhất, tập luyện tại trường huấn luyện quốc gia (Nhổn) và được huấn luyện bởi các chuyên gia hàng đầu của bóng đá Xô Viết. Những lúc không phải đi tập huấn, đội tuyển thường đá giao hữu với CLB Quân đội (tức Thể Công) tại Nhổn hoặc sân Cột Cờ, phục vụ chiến sỹ, đồng bào hoặc anh em miền Nam tập kết ra Bắc.
Những trận đấu đó, bên cạnh quyết tâm thi đấu hết mình, cống hiến những đường bóng đẹp nhất, các cầu thủ vẫn luôn đặt tinh thần thể thao lên trên hết. Điều này xuất phát từ lời dạy của Bác Hồ.
Năm 1960, tại lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Ban tổ chức mời xuống đá quả bóng danh dự. Bác đã gây bất ngờ khi đá quả bóng về phía khu vực khán đài B, nơi có các trọng tài và cán bộ TDTT. Sau đó, Bác tươi cười giải thích: “Bác mong các chú trọng tài và cán bộ TDTT hãy công tâm trong công việc”.
![]() |
Bác Hồ có mặt trên khán đài sân Cột Cờ để theo dõi cuộc tranh tài giữa tuyển Campuchia và đội tuyển Hà Nội diễn ra ngày 26/5/1957. (Ảnh: TTXVN) |
![]() |
Bác Hồ xem trận đấu giữa Tổng cục Bưu Điện và công nhân Cảng Hà Nội ở SVĐ Cột Cờ vào ngày 1/5/1957. (Ảnh: TTXVN) |
![]() |
Bác Hồ cùng Đội bóng đá Thể Công tại Giải bóng đá Hữu nghị Quân đội các nước XHCN (SKDA) năm 1960. (Ảnh tư liệu) |

