Vật chất không thể thay thế Trẻ thường xuyên được ôm ấp là những cá thể hạnh phúc. Không mất nhiều thời gian, ngay sau năm đầu quan sát, nhà nghiên cứu đã hết sức ngạc nhiên. Bất chấp điều kiện sống tồi tệ hơn rất nhiều, những đứa trẻ, con phạm nhân phát triển tốt hơn hẳn. Như vậy, rõ ràng mối quan hệ với người mẹ và sự động chạm, ôm ấp đóng vai trò quyết định sự phát triển bình thường của trẻ thơ. Thậm chí điều kiện sống tốt nhất cũng không thể thay thế tình cảm và sự gần gũi. Nhiều người cho rằng, trẻ sẽ không thể ca thán, nếu thân thể sạch sẽ, được nuôi dưỡng thực phẩm thân thiện, mặc trang phục hàng hiệu và được bảo hiểm tài chính. Tiếc rằng, thực tế trẻ vẫn bất hạnh, nếu thiếu nỗ lực âu yếm của người thân, tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ. Quan trọng hơn ăn uống Động chạm và tình cảm ấm áp trẻ nhận được từ mẹ có thể quan trọng hơn ăn uống, chuyên gia tâm lý phát triển Hary Harlow đã rút ra kết luận như thế, khi ông tiến hành thí nghiệm đàn khỉ mới lọt lòng được nuôi dưỡng bởi hai dạng “mẹ thay thế”, những hình nhân được làm bằng hai loại vật liệu khác nhau. Loại thứ nhất- đan bằng sợi dây thép thô cứng có gắn chai sữa, lũ khỉ con có thể bú thoải mái, mỗi khi đói bụng. Loại thứ hai, dạng thú nhồi bông mềm mại, nhưng không có chai sữa. Nhà khoa học đã bị bất ngờ sau thời gian quan sát. Phần lớn thời gian các cá thể khỉ con quanh quẩn bên “mẹ”- thú nhồi bông, ẩn nấp bên “mẹ” trường hợp bị đe doạ và ngủ trong vòng tay “mẹ”. Với “mẹ” kim loại, lũ khỉ con chỉ ghé thăm ngắn ngủi, những khi đói bụng. Kết quả thí nghiệm trên có ý nghĩa cực lớn với các mẹ đang nuôi con nhỏ. Nỗ lực gần gũi, âu yếm thiên thần bé nhỏ mang lại cho chúng cảm giác an toàn, nhiều khi quan trọng hơn nhu cầu ăn uống. Tác dụng chữa bệnh Sức mạnh và năng lượng ôm ấp đã được khoa học ứng dụng chữa trị nhiều chứng bệnh được mang tên liệu pháp âu yếm. Liệu pháp được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hỗ trợ phát triển trẻ thiếu tháng. Người ta đã quan sát, trẻ đẻ non phát triển tốt hơn, lên cân và lớn nhanh hơn, trường hợp được mẹ thường xuyên gần gũi, ôm ấp. Liệu pháp được đặt tên phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care), tức bế trẻ nằm tiếp xúc da kề da, trên ngực mẹ. Âu yếm, ôm ấp cũng phát huy hiệu quả tích cực trong điều trị trẻ tự kỷ. Sở dĩ có chuyện như vậy, bởi theo các chuyên gia, trong thời gian được ôm ấp, âu yếm, cơ thể trẻ sản xuất liều lớn oxytocin (hormone tình yêu) và endorphin (hormone hạnh phúc). Không tác dụng phụ tiêu cực 3 năm đầu đời là giai đoạn phát triển tình cảm quan trọng nhất của trẻ. Đừng sợ, trẻ sẽ hư thân, mắc tính đỏng đảnh, nếu mẹ nhanh tay bế, ẵm ngay khi con khóc. Trẻ thường xuyên được ôm ấp là những cá thể hạnh phúc. Cần ý thức được rằng, nhu cầu gần gũi không bao giờ phai nhạt và gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời. Ôm ấp, vuốt ve phát huy tác dụng chống stress, tạo hiệu ứng tiết xuất hormone tăng trưởng trong não bộ, kích thích cơ thể sản xuất endorphin, tức hormone hạnh phúc và oxytocin, hormone tình yêu gắn bó, và thêm nữa- ôm ấp điều chỉnh chức năng hệ thần kinh tự động, chịu trách nhiệm cảm nhận an toàn. Cá thể tuổi ấu thơ thường xuyên thụ hưởng nỗ lực ôm ấp của người thân sẽ nhận được vật vô giá không gì thay thế - nền tảng để thiết lập những mối quan hệ tuyệt vời, tuổi trưởng thành.
Ôm ấp kỳ diệu hơn thần dược
Admin
16:30 06/11/2023
TPO - Các nhà khoa học đã tìm hiểu tác dụng của ôm ấp với sức khoẻ. Kết quả thu được hết sức thú vị. Té ra nỗ lực ôm ấp, vuốt ve mang lại nhiều tác dụng hơn chúng ta nghĩ.
Talkshow 'Thì thầm bên gối': Vợ mang bầu, chồng nhịn 'yêu'?
Talkshow 'Thì thầm bên gối': Khám 'nội thất' trước khi lên xe hoa
Theo Rola dotyku- wpływ bliskości na rozwój dziecka