
Khán giả sẵn sàng bỏ số tiền, quà tặng lớn để hóng drama tình ái.
Nguy cơ lớn hơn nữa là ranh giới giữa việc lên án cái xấu và vô tình đẩy cái xấu thành "ngôi sao" đang bị xóa nhòa. Trong nhiều trường hợp, người bị chỉ trích không chìm xuống mà ngược lại, trở nên nổi tiếng hơn, nhiều người theo dõi hơn, kiếm được nhiều tiền hơn từ chính scandal của mình.
Khi công chúng đổ dồn sự chú ý vào vụ việc, thuật toán mạng xã hội sẽ hiểu rằng đó là nội dung hấp dẫn và đẩy mạnh hiển thị. Thế là, dù người ta đang chỉ trích, nội dung đó vẫn trở thành "trend". Cuối cùng, những người tạo ra drama không hề bị trừng phạt bởi dư luận mà còn được lợi từ chính những gì họ bị lên án.
Những người tạo drama không hề vô tình. Họ hiểu rõ cách vận hành của truyền thông và tâm lý công chúng. Họ biết cách dẫn dắt, tung hỏa mù, hứa hẹn "sự thật gây sốc" để giữ chân khán giả.
Và khán giả, vì không muốn bỏ dở câu chuyện, vẫn tiếp tục theo dõi. Tâm lý "phải biết cái kết" khiến họ mắc kẹt trong