Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có khoảng 600.000 Hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻĐỌC NGAY
Phì phèo rít thuốc lá nơi công cộng, người xung quanh 'lãnh đạn'
Tại những nơi công cộng đông người, nhiều người vẫn vô tư hút thuốc lá, nhả khói trắng xóa, mặc kệ sự khó chịu của những người xung quanh.
"Đường sá đông đúc, khói bay mù mịt, người xung quanh không thể nhích xe được đành phải đứng chịu trận. Nhất là những phụ huynh có con nhỏ, các cháu cũng phải hít khói thuốc, rất nguy hiểm.
Thậm chí có người còn hút thuốc ngay cả khi đến gần cây xăng, chỉ khi nhân viên nhắc nhở mới miễn cưỡng dập điếu thuốc đang hút dở", chị P. bức xúc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ThS BS Nguyễn Hữu Hoàng - chuyên khoa hô hấp, giảng viên Đại học Y Dược (TP.HCM) - cho hay với người hút thuốc lá khi đi đường ngoài hít khói thuốc chứa chất độc hại vào phổi nhiều, đồng thời sẽ phải hít thêm khói bụi, các chất ô nhiễm từ xe cộ, bụi mịn.
Khi một điếu thuốc lá được châm lên sẽ có ba luồng khói chính, một luồng hít vào trong phổi, một luồng do thuốc lá đốt cháy và luồng còn lại từ hơi thở người hút nhả ra.
Những người xung quanh sẽ hít phải hai luồng khói phụ. Theo đó hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc từ điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút phả ra.
Theo nghiên cứu của WHO, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra.
"Do vậy cả người hút thuốc lá thụ động và người hút thuốc lá đều có nguy cơ mắc bệnh tương đương nhau. Thậm chí những người hút thuốc lá thụ động sẽ có nguy cơ nhiều hơn do thường xuyên phải tiếp xúc khói thuốc lá", bác sĩ Hoàng nói.
Cũng theo bác sĩ Hoàng, không chỉ riêng thuốc lá điếu mà mức độ độc hại của thuốc lá điện tử cũng tương đương nhau.
Tất cả nguy cơ trên dẫn đến các loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư thận...
Mỗi năm có 18.000 ca tử vong do hút thuốc lá thụ động
Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, trong hơn 10 năm qua, tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động đã giảm tại hầu hết các địa điểm.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2023 đã giảm đáng kể so với năm 2010, như tại nơi làm việc (giảm từ 55,9% xuống 23%); trên phương tiện giao thông công cộng (giảm từ 34,4% xuống 19%); tại gia đình (giảm từ 73,1% xuống 45,6%)...
Tuy nhiên, đến nay tại nước ta, tỉ lệ hút thuốc cũng như phơi nhiễm với khói thuốc thụ động còn cao đang tạo ra những gánh nặng bệnh tật và kinh tế.
Ước tính mỗi năm có khoảng 104.300 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó hút thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong và hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong.