Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải đảm bảo công suất khai thác cát cho cao tốc

Admin

TPO - Chiều 20/11, tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm ngành, gồm: Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau; dự án Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, dù trữ lượng cơ bản đáp ứng nhưng công suất khai thác của các mỏ hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ thi công. Một số mỏ tại tỉnh Đồng Tháp (cung ứng cho dự án Cần Thơ - Cà Mau) phải dừng nên không đảm bảo khối lượng (còn 0,4 triệu m3 chưa thể khai thác).

Tỉnh An Giang triển khai dự án nạo vét sông Vàm Nao để sử dụng khoáng sản thu hồi cung ứng cho dự án Cần Thơ - Cà Mau nhưng đã phải dừng khai thác (do hết công suất, các dự án nạo vét có thể tăng công suất khai thác). Còn 0,63 triệu m3 chưa thể khai thác, phải dừng khai thác 6/9 mỏ từ cuối tháng 10/2024 do hết trữ lượng, chất lượng một số mỏ không đáp ứng, một số mỏ khai thác quá độ sâu hoặc có nguy cơ sạt lở bờ sông.

Tỉnh Vĩnh Long chưa hoàn thành thủ tục tăng công suất 3 mỏ cát theo đúng thời gian của Bản Đăng ký xác nhận (đặc biệt, từ nay đến 31/12/2024, dự án Cần Thơ – Cà Mau cần 4 triệu m3 để hoàn thành gia tải).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải đảm bảo công suất khai thác cát cho cao tốc ảnh 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết thêm, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng cần hoàn thành thủ tục cấp mỏ cát cho các dự án trong tháng 10/2024. Tuy nhiên, việc triển khai thủ tục chưa đáp ứng được tiến độ thi công. Đặc biệt, dự án Cần Thơ – Hậu Giang có kế hoạch hoàn thành năm 2025 rất cần thêm nguồn cát từ các địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều mỏ tại tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đáp ứng yêu cầu, phải tìm kiếm các mỏ khác thay thế ảnh hưởng đến tiến độ cấp mỏ. Các mỏ cát sông thuộc tỉnh Sóc Trăng có đủ trữ lượng nhưng công suất khai thác rất hạn chế, cần chủ động sử dụng cát biển để giảm áp lực nguồn cát sông.

Cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng chậm tiến độ 9%

Tại tỉnh Sóc Trăng, dự án thành phần 4 tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (do tỉnh Sóc Trăng làm chủ đầu tư) là đoạn dài nhất của dự án, dài hơn 58km, với 4 gói thầu xây lắp. Đến nay, tổng giá trị thực hiện đạt trên 1.171 tỷ đồng, đạt 14,5% giá trị hợp đồng,

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Lâm Hoàng Nghiệp phát biểu tại cuộc họp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp nêu khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án trong thời gian qua. Cụ thể, với cát sông cần đánh giá kỹ các tác động của việc khai thác cát, nhằm hạn chế sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đối với khai thác cát biển, hiện chưa có ranh giới chính thức trên biển giữa tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh, nên việc giao mỏ cát biển tại Tiểu khu B1.3 cho nhà thầu thi công còn gặp khó khăn. Đồng thời có những kiến nghị đến bộ ngành và Chính phủ một số nội dung để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cao tốc.

Từ những thuận lợi, khó khăn nêu trên, lãnh đạo các bộ ngành và các địa phương đã trao đổi, thảo luận và báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn; báo cáo xây dựng phương án và trình Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương có nguồn cát và đề xuất phương án điều chuyển linh hoạt nguồn cát giữa các dự án, để đáp ứng tiến độ thi công dự án cao tốc trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm của bộ, ngành và các địa phương trong việc khảo sát hướng tuyến, cân đối nguồn vốn cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phải đảm bảo công suất khai thác cát cho cao tốc ảnh 4

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc với các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Nhật Huy

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Đối với vật liệu cát, các địa phương phải xác định rõ công suất khai thác thực tế đảm bảo cung ứng cho dự án, không thể nói trữ lượng đã thừa nhưng thực tế thì công suất khai thác cát không đảm bảo tiến độ thi công. Đối với cát biển khi đưa vào sử dụng tại dự án phải đảm bảo độ mặn bằng hoặc nhỏ hơn độ mặn tại môi trường xung quanh, nếu độ mặn lớn hơn thì phải xử lý”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp là nhà thầu và doanh nghiệp là đơn vị khai thác vật liệu, đồng thời cũng không thể để xảy ra đội vốn dự án. Bên cạnh đó, công tác quan trắc, giám sát môi trường phải xuất phát từ các công cụ, mô hình tính toán khoa học, kỹ thuật để bảo đảm an toàn môi trường, không để xảy ra tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đời sống người dân...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra nút giao hai cao tốc lớn nhất miền Tây
Bộ Giao thông đồng ý tăng vốn dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo
Thủ tướng: Rà soát, đề xuất cơ chế đặc thù với dự án đường bộ cao tốc
Thủ tướng: Rà soát, đề xuất cơ chế đặc thù với dự án đường bộ cao tốc