Vì sao đang tâm 'tẩm độc' bữa ăn của đồng bào mình?

Admin

Vụ việc phát hiện một cơ sở dùng hóa chất 'trồng' hàng tấn giá đỗ mới đây, cùng với nhiều trường hợp thực phẩm bẩn bị thu giữ, lại nhắc đến câu chuyện an toàn thực phẩm, từ nhà ra ngoài phố.

'Tẩm độc' bữa ăn của đồng bào mình - Ảnh 1.

Giá đỗ trồng bằng hóa chất phát triển nhanh và không có rễ - Ảnh: THÀNH SỰ

Vấn đề này chưa bao giờ hết nóng, bởi chất độc từ thực phẩm đang hằng ngày đi thẳng vào dạ dày. Những món ăn mang sứ mệnh duy trì sự sống lắm khi mang đến mầm bệnh nan y.

Chi thêm tiền mua thức ăn sạch cũng khó quá!

Ở TP.HCM, từ khi thành lập Sở Vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng được chứng kiến những chuyển biến rõ rệt trên mặt trận bảo vệ 'Tẩm độc' bữa ăn của đồng bào mình - Ảnh 2.'Tẩm độc' bữa ăn của đồng bào mình - Ảnh 3.Xử lý thực phẩm bẩn: không chỉ kêu gọi lương tri!

Rồi thực phẩm sấy khô, nước ngọt, đồ uống có gas, một số loại rượu, bia… cũng không ngoại lệ, đều được thêm các chất tạo màu, tạo ngọt nhân tạo. 

Nguyên nhân sâu xa của hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, mất an toàn nhằm vì lợi nhuận. Để gia tăng lợi nhuận lên tối đa, nhiều người sẵn sàng bất chấp hậu quả, sức khỏe người tiêu dùng.

Lòng tham và sự thiếu trách nhiệm đã đẩy con người đến những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức. Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát chưa đủ chặt chẽ, có một thực tế là ý thức của người sản xuất, chế biến cũng còn hạn chế.

Sự thiếu hiểu biết về tác hại của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm tác hại không kém việc cố tình vi phạm để thu lợi bất chính.

Tăng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và khởi tố hình sự các vụ việc như ở Quảng Ngãi vừa qua là biện pháp cần được tiếp tục xem xét áp dụng rộng hơn. Việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất thực phẩm là một hành vi vô cùng nguy hiểm.

Đáng sợ hơn cả những biểu hiện ngộ độc cấp tính là nguy cơ ngộ độc mạn tính do tiếp nhận chất độc hại vào cơ thể trong thời gian dài.

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm có trách nhiệm với bản thân và gia đình, mỗi người cần góp sức với bảo vệ an toàn thực phẩm. Trước hết, mạnh dạn tố cáo đến cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn hành vi "tẩm độc" vào người khác bằng thực phẩm.

Tuyên chiến với thực phẩm bẩn bảo vệ người tiêu dùng cũng là để đảm bảo công bằng cho những tổ chức, cá nhân kinh doanh trung thực, có tâm. Nhiều thương hiệu lớn đi lên từ gánh hàng nhỏ.

Chinh phục lòng tin của khách hàng bằng đạo đức kinh doanh thì chắc chắn lợi nhuận sẽ tự tìm đến.

'Tẩm độc' bữa ăn của đồng bào mình - Ảnh 2.Hóa chất trồng giá đỗ siêu tốc độc đến mức nào?

Hóa chất mà hai cơ sở sản xuất giá đỗ ở Quảng Ngãi vừa bị khởi tố sử dụng để trồng giá siêu tốc là chất 6-Benzylaminopurine - một loại chất kích thích tăng trưởng trên cây cỏ. Hóa chất này độc đến mức nào?