Phó Tổng cục trưởng THADS: Thu hồi tài sản trong các đại án là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Admin

TPO - "Năm 2025, với các giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực cao nhất, chúng tôi tin rằng công tác thu hồi tài sản trong các vụ đại án, dù nhiều khó khăn vẫn sẽ đạt được kết quả tốt hơn, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân" - ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) cho biết.

Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, giải pháp trong năm qua và phương hướng, nhiệm vụ năm mới, Báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS.

Năm 2024, toàn ngành Thi hành án dân sự đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, xin ông chia sẻ rõ hơn từng lĩnh vực. Đặc biệt là kết quả thi hành án các vụ tham nhũng, kinh tế?

Năm 2024 là một năm đầy thách thức nhưng cũng rất đáng tự hào đối với toàn ngành THADS. Dù khối lượng công việc ngày càng tăng với số thụ lý mới tăng 11,23% về việc và 48,51% về tiền, tính chất các vụ việc cũng ngày càng phức tạp nhưng toàn hệ thống THADS đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tư pháp giao. Kết quả thi hành án tăng đều trên tất cả các phương diện và cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể: Thi hành xong hơn 620.000 việc đạt tỷ lệ gần 84%, thu được hơn 116.000 tỷ đồng đạt tỷ lệ gần 52%. Trong đó, thu hồi cho các tổ chức tín dụng hơn 30.000 tỷ đồng; thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng và kinh tế hơn 22.000 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay.

Những con số này không chỉ phản ánh sự nỗ lực của toàn hệ thống mà còn cho thấy sự chỉ đạo quyết liệt của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với quyết tâm trong triển khai đồng bộ, toàn diện, linh hoạt các giải pháp. Đặc biệt, việc thi hành hiệu quả các khoản thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng, kinh tế đã đóng góp trực tiếp vào công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân và gửi đi thông điệp mạnh mẽ về xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng. Chúng tôi nhận thức rõ rằng, sự kỳ vọng của xã hội đối với ngành ngày càng cao và đây cũng là động lực để toàn ngành tiếp tục phấn đấu, nâng cao chất lượng công tác trong thời gian tới.

Phó Tổng cục trưởng THADS: Thu hồi tài sản trong các đại án là nhiệm vụ chính trị quan trọng ảnh 2

Tổ cán bộ Thi hành án dân sự hướng dẫn, tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của bị hại vụ Tân Hoàng Minh. Ảnh: Phạm Văn.

Quá trình thi hành án trong các đại án lớn, như: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Việt Á, Tập đoàn FLC… có gặp khó khăn, vướng mắc gì không thưa ông?

Chúng tôi rất hiểu sự quan tâm của dư luận xã hội đối với các vụ đại án lớn như vụ Vạn Thịnh Phát, Việt Á, FLC…dù vậy cũng phải nói thêm rằng, thời gian tới đây công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là thu hồi tài sản từ các vụ đại án lớn, tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.

Trước hết, các vụ đại án này có giá trị tài sản đặc biệt lớn, tính chất pháp lý phức tạp và liên quan đến hàng chục nghìn đương sự, trái chủ cùng các bên liên quan. Điều này tạo áp lực rất lớn cho cơ quan thi hành án và có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, xã hội cũng như an ninh trật tự.

Phó Tổng cục trưởng THADS: Thu hồi tài sản trong các đại án là nhiệm vụ chính trị quan trọng ảnh 3

Bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Hiện tại, vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 là một ví dụ điển hình khi trái chủ tập trung đông người tại trụ sở Bộ Tư pháp và các cơ quan khác dù bản án chưa có hiệu lực. Trong khi đó, yêu cầu ngày càng cao của Đảng, Nhà nước và người dân về thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng, kinh tế đòi hỏi ngành phải nỗ lực hơn nữa, trong khi nguồn lực hiện có chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Trước thực tế này, chúng tôi xác định thu hồi tài sản trong các vụ đại án là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Ông có thể chia sẻ thêm về các giải pháp cụ thể ?

Để triển khai hiệu quả trong thời gian tới,

Bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các cấp và các Viện kiểm sát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án. Song song, công tác sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan cũng được Tổng cục đẩy mạnh nhằm đảm bảo hành lang pháp lý đủ mạnh, phù hợp với thực tiễn.

Với các giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực cao nhất, chúng tôi tin rằng công tác thu hồi tài sản trong các vụ đại án, dù nhiều khó khăn vẫn sẽ đạt được kết quả tốt hơn, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Phó Tổng cục trưởng THADS: Thu hồi tài sản trong các đại án là nhiệm vụ chính trị quan trọng ảnh 5

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm phải bồi thường cho các nhà đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, đến nay tổng số tiền ông Quyết cùng gia đình đã nộp khắc phục hậu quả là hơn 600 tỷ đồng.

Năm 2025, ngành Thi hành án được cấp trên giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thế nào và phương hướng, trọng tâm thực hiện?

Chúng tôi sẽ triển khai nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THAHC theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 và Nghị quyết số 23-NQ/BCSĐ ngày 29/3/2022; Thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy Hệ thống THADS tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, vi phạm trong THADS; Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế về THADS, THAHC và pháp luật có liên quan để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện dự án Luật THADS (sửa đổi) để trình Quốc hội; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thường xuyên rà soát, tái cấu trúc các thủ tục hành chính; Kịp thời đề xuất sửa đổi các quy định cụ thể của pháp luật về công tác THADS phục vụ chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Xây dựng, sửa chữa, bảo trì trụ sở, kho vật chứng của các cơ quan THADS theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và các đề án Bộ Tư pháp phê duyệt.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hệ thống THADS, đây là năm để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết, Kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 của Quốc hội, Chính phủ.

Đặc biệt, để thực hiện nội dung về đổi mới hoạt động của hệ thống cơ quan THADS, THAHC theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Tổng cục THADS xác định tập trung các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện chủ yếu như:

Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là xây dựng Luật THADS (sửa đổi), cùng việc tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời, công tác kiểm tra, phòng chống tham nhũng và xử lý khiếu nại, tố cáo được chú trọng để đảm bảo minh bạch, kỷ cương; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và cải cách hành chính để giảm chi phí, rút ngắn thời gian xử lý...

Những nhiệm vụ này kỳ vọng sẽ thúc đẩy hệ thống THADS phát triển bền vững, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Cảm ơn ông !

Các vụ THAHC đều phức tạp, chủ yếu trong lĩnh vực đất đai

Bên cạnh kết quả tốt trong lĩnh vực THADS, thì lĩnh vực THAHC tại một số địa phương lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, năm qua đạt kết quả thấp, xin ông cho biết nguyên nhân vì sao?

Thực tế, năm 2024 ghi nhận tỷ lệ thi hành xong các bản án, quyết định trong lĩnh vực Thi hành án hành chính (THAHC) tăng cao trên cả nước. Trong đó đã thi hành xong 896 bản án (tăng 314 bản án, quyết định so với cùng kỳ 2023). Tuy nhiên tại một số địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng lại không đạt mức như mong đợi.

Ngoài những nguyên nhân chung mà nhiều địa phương trên cả nước đều gặp phải đó là các vụ việc thi hành án hành chính đều mang tính chất phức tạp, chủ yếu trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Trên 90% bản án, quyết định hành chính tại các địa phương lớn liên quan đến lĩnh vực đất đai, vốn rất phức tạp. Những tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực này thường trải qua nhiều cấp, ngành khác nhau, thường kéo dài và có nhiều vướng mắc về pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh các quy định về đất đai vẫn liên tục được sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn trong quá trình thực thi.

Lý do nữa là các địa phương cũng gặp khó trong việc xử lý trách nhiệm người không chấp hành án, dù các cơ quan THADS đã nỗ lực đôn đốc, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với các đối tượng chây ì, tuy nhiên việc chứng minh ý định không chấp hành một cách cố ý theo quy định pháp luật lại là thách thức lớn. Nhiều trường hợp, người thi hành án thể hiện sự hợp tác nhưng vẫn có vướng mắc khách quan, dẫn đến việc thi hành chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Ngoài những nguyên nhân chung kể trên thì còn có một số yếu tố đặc thù, riêng biệt của các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, khiến các địa phương này gặp khó trong thi hành các bản án, quyết định hành chính.

Đầu tiên, đây là những thành phố lớn thuộc vùng kinh tế trọng điểm, có mật độ dân cư cao và là nơi tập trung các vụ việc lớn, phức tạp. Tại Hà Nội, nhiều vụ việc hành chính phức tạp liên quan đến đất đai, xây dựng và tồn đọng từ các năm trước, trong khi tại TP.HCM, các vụ án lớn như Vạn Thịnh Phát số tiền thi hành rất lớn, đòi hỏi nguồn lực lớn để tổ chức thi hành án.

Hai là, số lượng bản án, quyết định hành chính trong năm của các thành phố này thường rất cao. Năm 2024, số lượng bản án, quyết định về vụ án hành chính phải thi hành tại Hà Nội là 111 bản án, quyết định; TP.HCM là 263 bản án, quyết định; Đà Nẵng là 11 bản án, quyết định. Sự gia tăng về các bản án, quyết định hành chính đã tạo áp lực không nhỏ lên các cơ quan thi hành án, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc trong thời gian quy định.