Quế Trân kể về bài Lý cây bông ba Thanh Tòng sáng tác trong Câu thơ yên ngựa

Admin

Sáng 18-9, nghệ sĩ Quế Trân đã khiến nhiều chuyên gia, nghệ sĩ xúc động khi chia sẻ dấu ấn sâu sắc của bài Lý cây bông mà NSND Thanh Tòng viết trong vở cải lương tuồng cổ Câu thơ yên ngựa.

Quế Trân kể về bài Lý cây bông ba Thanh Tòng sáng tác trong Câu thơ yên ngựa - Ảnh 1.

Lớp Xử án Thượng Dương trong vở cải lương tuồng cổ Câu thơ yên ngựa được các nghệ sĩ Xuân Trúc, Tú Sương, Lê Thanh Thảo thuộc thế hệ thứ 5 của gia tộc Minh Tơ trình diễn trong tọa đàm - Ảnh: LINH ĐOAN

Những tâm sự của

Các diễn viên nhí là con em nghệ sĩ diễn cùng nghệ sĩ Tâm Tâm trích đoạn Gió lộng cờ lau - Ảnh: LINH ĐOAN

Nhiều người tham dự tọa đàm nhấn mạnh việc đào tạo đội ngũ kế thừa. Nhất là các lớp tập huấn để các tác giả, đạo diễn biết khai thác kịch bản sử Việt trong tuồng cổ ra sao.

Vai trò của Nhà nước cũng được các đại biểu nhắc đến như sự hà hơi tiếp sức, động viên để các sân khấu nỗ lực dựng sử Việt thay vì chỉ chạy theo tuồng Tàu để dễ bán vé.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, lắng nghe và ghi nhận tỉ mỉ mọi đóng góp trong tọa đàm.

Bà cho rằng cuộc tọa đàm hôm nay đã có tiếng nói chung về việc chúng ta đặt ra và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua loại hình cải lương tuồng cổ, cải lương tuồng sử như thế nào trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao thoa, tiếp biến văn hóa.

Bà cho biết trong các kỳ Liên hoan sân khấu TP.HCM sẽ tính toán việc chấm riêng các vở sử Việt để khuyến khích các đoàn đầu tư dựng sử Việt.

Quế Trân kể về bài Lý cây bông ba Thanh Tòng sáng tác trong Câu thơ yên ngựa - Ảnh 3.

Bà Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, đem đến những thông tin vui cho giới làm cải lương tuồng cổ - Ảnh: LINH ĐOAN

Bà Thúy thông tin thêm sở phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM có hoạt động quảng bá các tác phẩm chất lượng cao, những tác phẩm sân khấu (công lập hoặc ngoài công lập) đoạt giải cao trong và ngoài nước sẽ được đưa đi biểu diễn, mỗi đơn vị ít nhất là 5 suất.

Năm tới hoạt động này sẽ đầu tư cho đề tài sử Việt, giới thiệu những tác phẩm tốt đến sinh viên, người dân thành phố, khuyến khích sự sáng tạo cho các đơn vị.

Sở cũng sẽ ký kết liên tịch với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM để mở rộng hoạt động sân khấu học đường, cũng là thêm cơ hội cho vở sử Việt hay có thêm suất diễn.

Sau tọa đàm này, ban tổ chức sẽ thực hiện tiếp các workshop tọa đàm nhỏ chuyên đề về kịch bản, thiết kế mỹ thuật, âm nhạc, ca diễn của nghệ sĩ… để từ đó có thể mổ xẻ sâu hơn và tìm giải pháp hiệu quả cho việc duy trì và phát huy cải lương tuồng cổ.

Quế Trân kể về bài Lý cây bông ba Thanh Tòng sáng tác trong Câu thơ yên ngựa - Ảnh 7.Nghệ sĩ trẻ khởi động tuồng sử Việt

Vở cải lương sử Việt Truyền tích Cổ Loa xưa vừa phúc khảo tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Các nghệ sĩ Võ Minh Lâm, Nguyễn Minh Trường, Bình Tinh… cũng đã lên sàn tập hai tuồng sử Việt khác.