Rừng keo bạt ngàn bị sâu ăn trơ trụi, người dân mất sinh kế

Admin

TPO - Hơn 150 ha rừng keo tại xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, Nghệ An bị sâu đo nâu tấn công, ăn trụi cành lá.

Sâu ăn trụi cành lá

Gia đình ông Nguyễn Đình Hiên (trú xóm Nguyễn Trãi, xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) có 11 ha

Sâu đo khiến nhiều diện tích keo ở xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, Nghệ An bị ảnh hưởng. (Ảnh: C.Tú)

Từ đầu tháng 4 đến nay, sâu đo nâu bắt đầu xuất hiện và gây hại nghiêm trọng trên cây keo tại xã Nghĩa Hành. Đây là năm thứ hai địa phương này ghi nhận sự bùng phát của loài sâu này, khiến công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn.

Thống kê ban đầu, hơn 150 ha trong tổng số 250 ha rừng keo tại xóm Nguyễn Trãi, xã Nghĩa Hành bị sâu tấn công.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hành cho biết, toàn xã hiện có trên 1.700 ha keo nguyên liệu, đây là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập chính cho người dân.

“Thời gian gần đây, sâu đo nâu phát sinh mạnh, gây thiệt hại đáng kể cho nhiều diện tích rừng keo. Xã đang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để theo dõi, khoanh vùng và xử lý kịp thời”, ông Tuấn cho hay.

Ngăn chặn sâu đo gây hại trên diện rộng

Huyện Tân Kỳ có khoảng 17.000 ha keo nguyên liệu. Cây keo trồng sau 4 - 5 năm sẽ cho thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân địa phương, trung bình mỗi hộ trồng từ 0,5 đến vài chục ha. Các gia đình thường tận dụng các khoảnh đất vườn đồi để trồng keo, hoặc hợp tác theo hình thức giao khoán với ban quản lý rừng phòng hộ địa phương.

Rừng keo bạt ngàn bị sâu ăn trơ trụi, người dân mất sinh kế ảnh 2

Sâu đo cắn phá lá cây keo

Ông Nguyễn Văn Trình, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Kỳ cho biết: “Trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tạo thuận lợi cho sâu đo sinh trưởng mạnh, nhất là tại những vùng có rừng keo thảm và thực bì rậm rạp như trên địa bàn. Hiện sâu đã ăn, cắn phá lá keo non. Nếu để sâu phát triển thêm nhiều chu kỳ có thể khiến cây bị trụi lá, dẫn đến bị chết”.

Theo ông Trình, giữa tháng 4 là thời điểm phun thuốc trừ sâu non thế hệ thứ nhất nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế lây lan diện rộng, ngăn sinh trưởng nguồn sâu cho các lứa khác trong năm. Hiện, UBND huyện Tân Kỳ đã hỗ trợ kinh phí cho người dân thuê thiết bị bay không người lái ( Huyện Tân Kỳ hỗ trợ người dân kinh phí, thuê drone phun thuốc bao vây phòng ngừa sâu đo

Để hạn chế sâu hại, người dân cần vệ sinh sạch gốc, phát quang bụi rậm dưới tán keo và ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc hoạt chất Abamectin, Emamectin benzoate để xử lý sớm khi sâu mới xuất hiện.

“Việc kiểm soát sâu đo nâu hiện nay đang trở nên cấp thiết. Nếu chính quyền và người dân cùng phối hợp đồng bộ, triển khai các giải pháp một cách quyết liệt, nguy cơ sâu lan rộng hoàn toàn có thể được kiểm soát”, ông Trình nhấn mạnh.

Sâu róm tàn phá 2.000ha rừng thông ở Hà Tĩnh
Tàn phá rừng đặc dụng Đà Lạt, phi tang cây dưới vực sâu
Rừng tràm của ông Hồ Văn Ngon bị sâu lạ tấn công.
Sâu lạ tàn phá rừng tràm