Sán dài 1m 'cư ngụ' trong cơ thể nam thanh niên vì món ăn nhiều người Việt nghiện

Admin

TPO - Ngày 8/4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị nhiễm sán rất nặng. Theo bệnh sử, người bệnh có sở thích đặc biệt với các món ăn tái, sống.

Đó là trường hợp nam thanh niên N.H.A.T. (20 tuổi, ngụ tại Long An). Theo bệnh sử, trước khi nhập viện người bệnh thường xuyên cảm thấy đau bụng vùng

Hình ảnh nội soi phát hiện sán dây ký sinh trong đường tiêu hóa của người bệnh

Người bệnh đã tự mua thuốc uống (không rõ loại) nhưng tình trạng không cải thiện nên phải nhập viện điều trị. Sau khi thăm khám, các bác sĩ tiến hành nội soi đại trực tràng thì phát hiện có ký sinh trùng màu trắng, nhiều đốt đang trú ngụ trong hồi tràng.

Các bác sĩ đã tiến hành kéo con sán ra ngoài. Tuy nhiên, phần đầu sán bám rất chắc khiến việc loại bỏ gặp nhiều khó khăn. Bằng các thủ thuật chuyên môn, các bác sĩ đã lấy thành công toàn bộ con sán dây có chiều dài khoảng 1m ra khỏi cơ thể người bệnh. Sau thủ thuật, người bệnh được các bác sĩ cấp toa thuốc và tư vấn chế độ ăn uống, cách phòng tránh tái nhiễm sán.

BS Trương Minh Hiếu, Trưởng khoa Nội soi của bệnh viện cho biết: "Sán dây (hay còn gọi là sán dải) là loại ký sinh trùng có thân dẹp, dài, màu trắng đục và bao gồm nhiều đốt nối tiếp nhau. Khi vào cơ thể, chúng bám vào thành ruột, hút chất dinh dưỡng từ vật chủ, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy kéo dài, sụt cân".

Sán dài 1m 'cư ngụ' trong cơ thể nam thanh niên vì món ăn nhiều người Việt nghiện ảnh 2

Các bác sĩ thực hiện thủ thuật kéo sán dây ra khỏi cơ thể người bệnh

Theo BS Minh Hiếu, con đường lây nhiễm sán dây chủ yếu là qua thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt là thịt bò, lợn, cá sống hoặc gỏi sống có chứa trứng hoặc ấu trùng sán. Khi vào cơ thể, trứng sán sẽ nở thành ấu trùng và phát triển thành sán trưởng thành trong ruột non. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sán dây có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Để tránh nguy cơ nhiễm sán dây, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần ăn chín, uống chín, hạn chế ăn các món tái, sống, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với vật nuôi, không để phân người hoặc động vật tiếp xúc với nguồn nước hoặc đất trồng trọt, giữ gìn nhà cửa, khu vực bếp sạch sẽ, khử trùng các bề mặt thường xuyên, mỗi người cần tẩy giun định kỳ, đến bác sĩ thăm khám kịp thời khi có biểu hiện bất thường.

Nam bệnh nhân đột quỵ hiến tạng cứu 7 người được sống
Cứu người đàn ông bị đâm thấu ngực, xuyên phổi, nguy kịch tính mạng
TPHCM: Bệnh viện đầu tiên thuộc Sở Y tế ghép tạng từ người cho chết não
TPHCM: Bệnh viện đầu tiên thuộc Sở Y tế ghép tạng từ người cho chết não