Siết chuẩn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Admin

TPO - Bộ GD&ĐT chính thức nâng chuẩn đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tháng 1/2025.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 16 sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 2 ban hành năm 2022 về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động

Điều kiện đào tạo tiến sĩ sắp tới sẽ cao hơn quy định hiện hành

Theo thông tư này, các điều chỉnh, bổ sung đều tập trung vào đào tạo sau ĐH.

Trong đó, với quy định giảng viên trong điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, bên cạnh yêu cầu có ít nhất 1 hoặc 2 phó giáo sư và 3 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, thông tư này bổ sung 2 nội dung về điều kiện giảng viên.

Một là "có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện: Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ thạc sĩ hoặc trong 5 năm gần nhất đã tham gia hướng dẫn 5 luận án tiến sĩ thuộc ngành đào tạo được bảo vệ thành công (tại một cơ sở đào tạo khác).

Đồng thời các giảng viên đã công bố tổng số ít nhất 50 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.

Hai là phải đạt các tiêu chí của chuẩn cơ sở giáo dục ĐH áp dụng cho cơ sở đào tạo tiến sĩ bao gồm tỉ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ, tỉ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ (trừ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian.

Thông tư cũng bổ sung quy định về giảng viên trình độ thạc sĩ. Theo đó, trong 5 năm gần nhất, số giảng viên của ngành đào tạo thạc sĩ phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trên 50% số học phần trong chương trình đào tạo; đồng thời các giảng viên đã công bố tổng số ít nhất 20 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.

Thời gian qua, Bộ GD&ĐT nhận định, do nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án; thông qua một số đề tài luận án tiến sĩ có phạm vi quá hẹp, không bảo đảm giá trị khoa học… nên chất lượng đang đi xuống

Chi phí đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam 'siêu rẻ', trung bình chỉ 16 triệu đồng/năm
Bộ trưởng GD&ĐT: Có tình trạng nể nang, dễ dãi trong đào tạo tiến sĩ
Ảnh:internet
Chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam: Đặt niềm tin vào đâu?