Sổ hồng đứng tên kiều bào

Admin

Như nhiều người Việt khác, lúc mới sang nước ngoài lao động, du học hay định cư, chúng tôi đều nghĩ mình sẽ ráng dành dụm ít tiền, vài năm nữa về Việt Nam sinh sống.

Sổ hồng đứng tên kiều bào - Ảnh 1.

Thật ra, nhiều năm qua không ít kiều bào cũng đã sắm được nhà, đất và cả căn hộ ở quê nhà. Nhưng tài sản của họ lại phải đứng tên người khác. Trong ảnh, dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Năm tháng trôi qua, công việc cuốn đi. Rồi các món nợ nhà cửa, xe cộ, con cái học hành và thói quen mỗi ngày như rễ chùm rễ cọc len lỏi tận sâu trong người, thì ước mơ về xứ bỗng trở nên xa vời vợi.

Nhưng khi không còn trẻ nữa, tóc xuất hiện lơ thơ vài sợi bạc, tối lên YouTube nghe bolero hay nhạc trữ tình mang âm hưởng dân ca, ra siêu thị thấy mấy món hàng made in Vietnam mà xúc động khôn nguôi, thì chắc cũng là lúc thèm tìm về quê hương để nghe ngôn ngữ quê mẹ thân thương, sáng chậm rãi uống ly cà phê tám chuyện với bạn bè, tối ăn bữa cơm với người thân thay vì phải quay mòng mòng kiếm tiền như thời trai tráng.

Cây có cội, nước có nguồn. Nhiều người trong chúng tôi dù ra đi bằng cách nào cũng đều mong muốn trở về khi chồn chân mỏi gối, hướng về cội nguồn.

Mấy tháng gần đây, khi nghe tin ba luật mới về nhà đất (Sổ hồng đứng tên kiều bào - Ảnh 2.Luật đã mở, kiều bào muốn mua nhà đất ở Việt Nam cần chuẩn bị gì?ĐỌC NGAY

Thật ra, nhiều năm qua không ít kiều bào cũng đã sắm được nhà, đất và cả căn hộ ở quê nhà. Nhưng tài sản của họ lại phải đứng tên người khác. Đó là cảnh chung của nhiều người. Từ đây đã nảy sinh những chuyện "nhân tình thế thái" kể ra càng thêm tâm tư.

Có người mất tài sản, rồi mất cả tình thân. Khi lòng tham trỗi dậy, những lời hứa ngày nào, mua nhà đất giùm, đứng tên giùm... cũng vội chốc quên đi. Thủ tục kiện cáo, ra tòa trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của những người bị mang tiếng "có tiền mà dại" vì lỡ trót tin vào người thân.

Như bạn tôi trong hai năm phải bay về hơn chục lần để xử lý việc tranh chấp đất đai với chị gái mình ở Đà Lạt lẫn Phú Quốc. Khi mọi việc xong xuôi, chị xuống gần chục ký. Thật là nghiệt ngã.

Nhưng khi chính sách về đất đai đã khác, tôi nghĩ những suy nghĩ kiểu "có tiền mà dại" sẽ dần không còn.

Chị bạn tôi chắc cũng sớm thay đổi quan điểm của mình. Gần hai mươi năm định cư ở xứ người, ước mơ khi hai vợ chồng nghỉ hưu về Đà Lạt hưởng không khí mát mẻ xứ cao nguyên, mỗi sáng nghe chim hót, suối chảy, thông reo vẫn cháy bỏng trong chị giữa những lần gặp mặt.

Cá nhân tôi cũng tính mua căn hộ ở trung tâm TP.HCM để có "nơi chốn đi về" thay vì loay hoay tìm kiếm, thuê mướn chỗ ở. Nhiều người con xa xứ cũng muốn đưa bố mẹ về sống tuổi già ở quê nhà. Rồi người thành đạt ở xứ người cũng muốn tạo dựng cho mình nơi chốn đi về ở quê hương.

Đó cũng là một cách đầu tư khi tài sản của mình nay được đứng tên, được pháp luật bảo vệ. Chính sách mới hay quá, chỉ mong sớm đi vào cuộc sống, thủ tục thật rõ ràng, thông thoáng, "dễ như trở bàn tay", để bà con xa xứ có thể nói rằng sổ hồng đứng tên Việt kiều.

Viết từ Maryland (Mỹ)

Sổ hồng đứng tên kiều bào - Ảnh 1.Kiều bào hiến kế phát triển công nghệ cao

Từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 400 kiều bào là các doanh nhân, trí thức, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã quy tụ tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài.