Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo

Admin

Sáng 11-7, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo - Ảnh 1.

Ông Phạm Ngọc Thưởng - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: N.AN

Tại họp báo, ông Phạm Ngọc Thưởng, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhà giáo giữ vai trò quyết định trong đảm bảo chất lượng giáo dục.

Nhiều chính sách lương, hỗ trợ cho nhà giáo

Với quan điểm kiến tạo, luật nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo, thu hút, giữ chân người có năng lực, trí tuệ, tâm huyết vào ngành, ở lại ngành cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhằm thu hút phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu mới…

Theo ông Thưởng, với 1,6 triệu Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến sẽ xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo - Ảnh 2.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phản hồi về hệ số lương giáo viên mầm non thấp nhất các cấp họcĐỌC NGAY

Tăng quyền chủ động, sáng tạo của nhà giáo, bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp; quy định đạo đức nhà giáo với các quy tắc ứng xử cụ thể với trách nhiệm nêu gương.

Đặc biệt, Luật Nhà giáo cải thiện các chính sách về thu nhập với nhà giáo, với mức lương được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương. 

Chính phủ được giao quy định chi tiết về chính sách tiền lương với nhà giáo. 

Theo Thứ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương xây dựng hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ thu hút đối với nhà giáo, đảm bảo đồng bộ khi luật có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, bộ sẽ tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo, như giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV… để đảm bảo tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo, viên chức các ngành, lĩnh vực khác. 

Nhà giáo còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp đặc thù, trách nhiệm, ưu đãi, trợ cấp vùng khó khăn, trợ cấp giáo dục hòa nhập, thâm niên, lưu động… Việc này đảm bảo mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến, nâng cao thu nhập toàn diện.

Thu hút nhân lực chất lượng cao vào ngành giáo dục

Ngoài ra, luật bổ sung các chính sách hỗ trợ và thu hút nhà giáo đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao vào công tác tại ngành. Bao gồm hỗ trợ nhà ở công vụ, tiền thuê nhà cho giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn; trợ cấp sức khỏe định kỳ, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp không phân biệt công lập, ngoài công lập...

Giáo viên mầm non nếu có nguyện vọng được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 5 năm mà không bị giảm lương hưu nếu đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội; trong đó giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hoặc nhà giáo làm việc trong lĩnh vực đặc thù được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn để giữ chân nhân tài.

Luật cũng quy định chuẩn đội ngũ nhà giáo và phát triển đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc này nhằm tạo mặt bằng chất lượng chung cho toàn bộ đội ngũ, đảm bảo công bằng, tăng tính minh bạch, tuyển dụng phải gắn với thực hành sư phạm, đảm bảo đầu vào chất lượng, phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.

Nhà giáo có trách nhiệm giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có chế tài xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm của nhà giáo.

Đáng chú ý, ông Thưởng cho hay luật giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Theo ông Thưởng, qua sơ kết 6 tháng đầu năm cho thấy số hồ sơ học sinh dự tuyển vào Đại học Sư phạm Hà Nội tăng lên nhiều, một trong những lý do là Luật Nhà giáo được thông qua. 

Tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu xây dựng nghị quyết đột phá giáo dục và đào tạo, với nền tảng là tạo đội ngũ, lực lượng nhà giáo cho phát triển ngành giáo dục.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến sẽ xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo - Ảnh 3.Tháo nút thắt trong tuyển dụng nhà giáo

Sáng 16-6, một dấu mốc lịch sử đã được ghi nhận khi Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo - đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề