Thủ tướng nói phương án 'chữa bệnh' sợ sai, không dám làm

Admin

TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu của việc rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để góp phần khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm, bệnh trì trệ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Ngày 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu của việc rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là góp phần khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm, bệnh trì trệ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và các mục tiêu lớn theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ quan điểm, nguyên tắc triển khai công việc là tập trung có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành. Với “cái gì đã chín, đã rõ”, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình, ủng hộ thì đưa vào luật, tiếp tục thực hiện.

Đối với những vấn đề mới, chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua, Thủ tướng cho rằng cần mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng nói phương án 'chữa bệnh' sợ sai, không dám làm ảnh 2
Toàn cảnh phiên họp.

Theo Thủ tướng, phạm vi rà soát gồm: Một số luật cần sửa đổi mang tính chất cấp bách nhất để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cản trở, điểm nghẽn; các luật đã có lộ trình sửa đổi tới năm 2025; luật do bộ, ngành nào chủ trì xây dựng thì bộ, ngành đó chủ trì theo dõi, rà soát, đề xuất; đồng thời tham khảo ý kiến, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân.

Nội dung rà soát, sửa đổi tập trung vào việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước (xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật), không làm các công việc cụ thể; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ các chồng chéo, vướng mắc;

'Chỉ bàn làm, không bàn lùi' - Bài 10: Những quyết sách đằng sau dự án tỷ USD đắp chiếu
Toàn cảnh tọa đàm 'Vượt qua tâm lý sợ sai, chỉ bàn làm, không bàn lùi'
Toàn cảnh tọa đàm 'Vượt qua tâm lý sợ sai, chỉ bàn làm, không bàn lùi'
Chủ tịch TPHCM: Xử lý nghiêm cán bộ có hành vi cửa quyền
Chủ tịch TPHCM: Xử lý nghiêm cán bộ có hành vi cửa quyền