Thủ tướng nói rõ lộ trình sáp nhập Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên
Tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chiều 27/12, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - cho biết: “Theo đề án sáp nhập,
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tập trung làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch,
Về cơ cấu tổ chức chính quyền, số đầu mối thuộc cơ cấu của 2 bộ trước khi hợp nhất là 42 đơn vị, trong đó Bộ Xây dựng có 19 đơn vị, Bộ Giao thông Vận tải có 23 đơn vị.
Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất còn 24-27 đơn vị, giảm tương đương 35-41% tổng số đầu mối. Trong đó: Khối tham mưu tổng hợp: 6 đơn vị (Văn phòng, Thanh tra, Kế hoạch tài chính, Tổ chức cán bộ, Pháp chế và Hợp tác quốc tế). Khối chuyên ngành có khoảng 13 -16 đơn vị.
Vé máy bay Tết đang 'cháy khét', vì sao có lượng lớn bán rẻ như cho?
Theo Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) từ ngày 23 - 27 tháng Chạp (22 - 26/1/2025), tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP HCM đến các địa phương đã đạt tỷ lệ 100%. Tiêu biểu là các chặng bay từ TP HCM đến: Huế, Pleiku, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Quảng Bình, Thanh Hóa, Vinh, Chu Lai (Quảng Nam),…Tuy nhiên, các ngày gần kề và sau giai đoạn áp Tết vẫn còn nhiều chỗ.
Đáng chú ý, ở chiều ngược lại của các chuyến bay, tỷ lệ đặt chỗ rất thấp, chỉ từ 5-30% tùy chặng, tùy ngày. Các hãng hàng không thực hiện nhiều chuyến bay rỗng.
Sau Tết Nguyên đán (giai đoạn từ 30/1 - 7/2/2025), trên các đường bay từ địa phương về lại TPHCM, tỷ lệ lấp đầy chuyến bay rất cao, một số ngày trên các đường bay về TPHCM có tỷ lệ đặt chỗ đã đạt hoặc xấp xỉ 100% như: Pleiku, Tuy Hòa, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Chu Lai, Đồng Hới (Quảng Bình), Buôn Mê Thuột, Vinh,…
Các hãng hàng không bay 'lệch đầu' đón khách dịp Tết. Ảnh: Lộc Liên. |
Đối với các chặng bay TPHCM - Đà Nẵng, TPHCM - Hà Nội, Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TPHCM, tỷ lệ lấp đầy trong giai đoạn từ 25/1 - 2/2/2025 (tức 26 tháng Chạp tới mùng 5 tháng Giêng âm lịch) vẫn chưa cao, đạt trung bình 35%-40%.
Hiện những đường bay du lịch từ Hà Nội đi các tỉnh miền Trung, miền Nam như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt, Bình Định… giai đoạn trước và sau Tết vẫn còn rất nhiều chỗ với tỷ lệ lấp đầy từ 20-50% tùy ngày, tùy chặng bay.
Quy mô kinh tế Việt Nam dự báo sẽ vượt Singapore
Theo Trung tâm Dự báo và phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR), tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2025, đạt 2,8% theo giá hiện hành, tăng nhẹ so với mức ước tính 2,7% vào năm nay.
Quy mô GDP toàn cầu ước tính đạt 110.000 tỷ USD năm nay và sẽ tăng gấp đôi lên 221.000 tỷ USD vào năm 2039.
Đối với Việt Nam, báo cáo cho biết, năm nay Việt Nam không chỉ đạt quy mô GDP ấn tượng 450 tỷ USD, tăng một bậc so với năm 2023 lên vị trí thứ 34 trên Bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table - WELT), mà còn kiểm soát lạm phát hiệu quả ở mức 4,1%.
Đến năm 2039, quy mô GDP của Việt Nam được dự báo đạt 1.410 tỷ USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 25 toàn cầu. |
Các chuyên gia CEBR cho biết, Việt Nam đã đạt được một sự cân bằng thuận lợi giữa tăng trưởng và lạm phát, với mức tăng trưởng GDP vượt mức trung bình với mức lạm phát dự kiến là 4,1%.
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ việc các công ty đa quốc gia chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, dù sự phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu và tỷ lệ tín dụng trên GDP cao khiến Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc toàn cầu.
Đáng chú ý, các chuyên gia CEBR ước tính, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh trong tương lai. Cụ thể, CEBR dự báo, đến năm 2029, với quy mô GDP dự kiến đạt 676 tỷ USD, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 33, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Singapore (656 tỷ USD), Malaysia (594 tỷ USD).
Lộ diện người nhận lương cao nhất TPHCM, hơn 10 tỷ đồng/năm
Mới đây, Sở LĐ- TB&XH TPHCM vừa công bố kết quả khảo sát về tình hình tiền lương, thưởng Tết Ất Tỵ từ 1.570 doanh nghiệp (sử dụng 310.444 lao động) trên địa bàn thành phố. Theo đó, mức lương thực nhận bình quân của người lao động trên địa bàn trong năm 2024 đạt 12,4 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, nhóm các công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước có bình quân mức lương thực trả cho người lao động cao nhất, 12,9 triệu đồng/tháng; nhóm các doanh nghiệp dân doanh, mức lương thực trả bình quân cho người lao động thấp nhất, mức 12,2 triệu đồng/tháng.
Công nhân đang làm việc tại một doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc (ảnh: U.P). |
Người lao động ở nhóm công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng có mức thu nhập bình quân 12,5 triệu đồng/tháng.
Mức tiền lương thực trả cao nhất năm nay ở TPHCM là một người lao động đang làm việc tại nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức 863 triệu đồng/tháng, tức hơn 10,3 tỷ đồng/năm.
Ở các nhóm còn lại, mức lương thực trả cao nhất dao động trong khoảng từ 64,4 triệu đồng/tháng đến 471 triệu đồng/tháng.