Trẻ có vấn đề về sức khoẻ tâm thần nhưng cha mẹ không thừa nhận để điều trị sớm

Admin

TPO - Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi T.Ư chia sẻ, thực trạng đáng lo ngại đó là nhiều trẻ đang gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

Theo bác sĩ Phương Mai, để trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ không chỉ chú trọng vào sức khoẻ thể chất mà còn

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi T.Ư.

Có tới 44% trẻ em có vấn đề lo âu không đến khám tại phòng khám tâm thần mà khám bệnh lý tiêu hóa, như đau bụng thường xuyên khó kiểm soát, táo bón kéo dài, rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài… Sau khi điều trị, các bệnh lý này không cải thiện mới được đưa tới khoa Tâm thần và phát hiện mắc rối loạn lo âu.

"Một vấn đề nghiêm trọng ở lứa tuổi vị thành niên chính là hiện có khoảng 3% - 5% số trẻ em ở tuổi học đường bị trầm cảm và điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến thể chất, kết quả học tập, quan hệ bạn bè, đặc biệt có thể dẫn đến ý nghĩ và hành vi tự sát", Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi T.Ư.

Bác sĩ Mai cho rằng, Một học sinh lớp 8 ở Hà Nội từng bị trầm cảm, có hành vi tự hành hạ bản thân. Ảnh: Hà Linh

Phụ huynh không thừa nhận thực tế để điều trị

Cũng theo bác sĩ Mai, vấn đề tăng động, giảm chú ý hiện nay cũng bị nhầm lẫn với tự kỷ. Có nhiều cha mẹ đưa con đi khám khi được thầy cô giáo phản ánh, ở lớp con phá phách, có hành vi không hợp tác, xé sách vở của mình, đánh bạn, nổi nóng vô cớ, không kiểm soát được cảm xúc, hành vi.

“Điều đáng nói, hầu hết cha mẹ đưa con đi can thiệp ở thời điểm đã quá muộn. Một vấn đề nữa là dù rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triển thần kinh duy nhất có thuốc điều trị nhưng có nhiều cha mẹ từ chối điều trị vì nghĩ tâm thần là bệnh gì đó rất đáng sợ. Họ không thừa nhận tình trạng của trẻ để đối mặt và giải pháp điều trị đầy đủ, kịp thời”, bác sĩ Mai nói.

Về nguyên nhân, theo bác sĩ đến hiện tại, các vấn đề sức khoẻ tâm thần là sự phối hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội.

Các yếu tố sinh học và di truyền như, tiền sử gia đình có các rối loạn tâm thần trầm cảm, lo âu, các chất độc… Ngoài ra, môi trường gia đình cũng có những ảnh hưởng sâu sắc. Đó là tình trạng mâu thuẫn gia đình, bạo hành, thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ hoặc sự kỳ vọng quá mức vào con cái. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội thì các hình thức bắt nạt và kỳ thị càng trở nên đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát và gây ra những tổn thương tâm lý nặng nề cho trẻ.

Nhiều người cho rằng, trẻ con nghịch nhiều, giảm tập trung hay cãi lời cha mẹ, học kém hay chống đối bướng bỉnh là do xem ti vi, điện thoại. Tuy nhiên, chúng ta đang sử dụng ti vi, điện thoại như một bảo mẫu để trông trẻ, không có thời gian để chơi thực sự với con. Lúc này nhu cầu chơi của trẻ làm cho chúng trở nên phiền phức. Một số biến cố hay sự thay đổi đột ngột trong cấu trúc gia đình như cha mẹ ly hôn, mất người mà trẻ yêu thương cũng tác động tới tâm lý của con.

Về giải pháp, bác sĩ cho rằng, cần phải có sự quan tâm, sàng lọc và phát hiện sớm nhằm can thiệp kịp thời cho trẻ khi có dấu hiệu rối loạn thần kinh. Tập huấn cho giáo viên, cán bộ y tế học đường về nhận diện các dấu hiệu ban đầu;

Nhiều học sinh trường chuyên, lớp chọn bị trầm cảm: Áp lực lớn giai đoạn chuyển cấp
Một học sinh tại Hà Nội bật khóc khi chia sẻ về áp lực, trầm cảm tại Diễn đàn “Điều em muốn nói” do báo Tiền Phong phối hợp tổ chức. Ảnh: PV
Cảnh báo học sinh lo âu, trầm cảm sẽ tăng
Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử: Trầm cảm tuổi học đường, đừng để quá muộn
Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử: Trầm cảm tuổi học đường, đừng để quá muộn